Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Ứng dụng học tiếng anh miễn phí tốt nhất

Hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một ứng dụng học tiếng anh vô cùng bổ ích, thật ra đây là một tiện ích (extension) đi kèm trên trình duyệt web của chúng ta. Tiện ích này rất có ích trong việc hỗ trợ các bạn học từ vựng và dịch thuật, ứng dụng này hoạt động trên nền tảng của google translate và đương nhiên là nó hoàn toàn miễn phí rồi.

Không vòng vo nữa, và ứng dụng mình muốn giới thiệu đến các bạn có tên là "Học Tiếng Anh" phiên bản 1.6 (update 4/12/2015).

Vậy phần mềm này có những tiện ích gì?

Thứ 1 là chức năng dịch đoạn văn

Bạn chỉ cần bôi đen đoạn text cần dịch và sau đó nhấn phím shift là đoạn văn sẽ được dịch sang tiếng việt.

Thứ 2 là chức năng học từ vựng mới

Sau khi dịch ít nhất 5 từ thì cứ khoảng 30s các bạn sẽ thấy 1 từ mới xuất hiện trên màn hình để các bạn chọn nghĩa đúng, với cách này các bạn vừa có thể học từ mới vừa lướt web thả ga. (các bạn có thể bật tắt tính năng này bằng cách bấm vào biểu tượng cái mũ ở góc trên bên phải trình duyệt chrome nhé).

Hướng dẫn cài đặt tiện ích học tiếng anh này:
1. Tiện ích này chỉ khả dụng trên chrome hoặc cốc cốc thôi nhé, hãy chắc rằng bạn đã cài đặt một trong hai trình duyệt này.
2. Vào địa chỉ trực tiếp của ứng dụng TẠI ĐÂY
3. Nhấn vào nút "Add to Chrome" (Thêm vào Chrome)
Phần mềm học tiếng anh mới nhất
Ứng dụng học tiếng anh miễn phí tốt nhất

4. Nhấn vào nút "Thêm Tiện Ích" (Add extension)
Phần mềm học tiếng anh mới nhất
Ứng dụng học tiếng anh miễn phí tốt nhất

Sau khi bạn cài xong tiện ích sẽ có một biểu tượng nằm trên cùng góc bên phải của trình duyệt của bạn (ảnh phía dưới).
Phần mềm học tiếng anh mới nhất
Ứng dụng học tiếng anh miễn phí tốt nhất
Và việc cuối cùng là chúng ta chỉ việc mở nó ra mà học tiếng anh thôi phải không nào. Chúc các bạn thành công. Nếu có thắc mắc gì thì các bạn có thể để lại comment phía bên dưới nhé.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

3 cách giúp bạn luôn "chìm đắm" trong tiếng anh

3 cách giúp bạn luôn "chìm đắm" trong tiếng anh
3 cách giúp bạn luôn "chìm đắm" trong tiếng anh
Như tôi đã viết ở các bài trước, việc sử dụng tiếng anh bị giới hạn ở một thời gian và vị trí nhất định đối với hầu hết những người học tiếng anh. Bạn sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong giao tiếp với bạn bè và những người thân trong gia đình, nhưng bạn lại sử tiếng anh trong công việc, hay khi giao tiếp tiếng anh với những người nói tiếng anh khác.

Nếu bạn đủ quyết tâm để cải thiện khả năng lưu loát tiếng anh của bạn, tuy nhiên có rất nhiều cách để làm cho bạn đấm chìm trong tiếng anh ngay cả khi bạn ở trong những tình huống hay nơi mà bạn hoàn toàn không sử dụng đến tiếng anh.

Dưới đây là 3 cách hiệu quả để bạn có thể đấm chìm trong tiếng anh, nếu bạn kết hợp tất cả chúng thì về cơ bản bạn có thể tạo ra một môi trường nói tiếng anh độc đáo của riêng bạn Cá nhân tôi sử dụng tất cả các phương pháp dưới đây để duy trì được sự lưu loát tiếng anh của mình, vì thế bạn có thể áp dụng những điều dưới đây để cải thiện khả năng lưu loát tiếng anh của bạn.

1. Nói tiếng anh với những người khác nhiều nhất có thể

Đây được xem là một trong những cách mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để duy trì và tăng khả năng lưu loát tiếng anh của mình. Nhiều người trong chúng ta, những người sử dụng tiếng anh như một ngoại ngữ thứ 2 luôn cảm thấy ngượng ngùng hay thậm chí là né tránh tiếp xúc với những người khác. Chúng ta sợ phải nói chuyện với những người lạ vì chúng làm cho chúng ta cảm thấy không an toàn và sợ sai khi nói chuyện với những người khác. Chúng ta thường có xu hướng chọn những cách giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc với những người khác như đọc và nghe tiếng anh thay vì nói chuyện với họ. Đọc và nghe không thể nào thay thế cho việc nói tiếng anh được, và hầu hết chúng ta thường dành ra một khoảng thời gian lớn cho việc đọc và nghe tiếng anh hơn là giao tiếp tiếng anh với những người khác. Bạn chỉ thật sự phát triển khả năng lưu loát tiếng anh khi bạn nói tiếng anh mà thôi.

Vì thế nếu bạn sống trong một môi trường toàn tiếng anh và bạn có cơ hội để nói tiếng anh với những người khác thì hãy cố gắng tận dụng lợi thế đó để cải thiện sự lưu loát tiếng anh của bạn. Đừng ngồi đó trong một góc tường mà hãy ra ngoài ra tham gia vào những cuộc giao tiếp với những người đồng nghiệp của bạn về bất cứ chủ đề gì mà bạn thích và đương nhiên là giao tiếp bằng tiếng anh rồi.

Quan trọng là bạn hãy cố gắng trò chuyện tiếng anh với những người khác trong các tình huống ngẫu nhiên.

Xem thêm: Để tiếng anh trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày

2. Nói tiếng anh với chính mình

Tôi cũng đã đề cập đến phương pháp này một vài lần ở các bài viết trước đó và mình được nhắc lại về phương pháp này lần nữa.

Mình hay gọi nó là phương pháp "tự kỷ tiếng anh", nghĩa là suốt ngày bạn cứ nhãm nhãm tiếng anh 1 mình giống như là bị tử cmn kỷ ấy. Ấy thế mà phương pháp này rất hay đấy các bạn. Phương pháp này thì đơn giản hơn, bạn chỉ cần một chủ đề nào đó là có thể chém gió một mình mà không cần người nói tiếng anh với mình, song phương pháp này hạn chế là bạn không nhận ra chỗ sai trong cách phát âm của mình, cách khắc phục là bạn có thể ghi âm giọng của mình sau đó nghe lại và cố gắng sửa những lỗi sai mà bạn mắc phải trong quá trình nói.
Đối với cách này bạn phải có một trình độ tiếng anh khá trước khi bạn có thể bắt đầu thực hành như vậy. Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng vốn từ vựng và những cấu trúc câu đơn giản nếu bạn chỉ vừa mới áp dụng phương pháp này nhé.

Xem thêm: 10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất

3. Suy nghĩ bằng tiếng anh

Đồng ý là bạn có thể nói tiếng anh một mình nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể tự kỷ tiếng anh như thế, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Thử nghĩ xem bạn đang ở một nơi đông đúc người và miệng lúc nào cũng nhãm nhãm tiếng anh thì người khác nhìn vào sẽ nghĩ bạn không bình thường và sẽ tránh xa bạn vì họ nghĩ bạn là một thằng dở hơi đấy :D

Vậy lúc này chúng ta phải làm gì để có thể học tiếng anh mà cũng không bị người khác nghĩ không bình thường?

Cách tốt nhất đó là chỉ nghĩ nó bằng tiếng anh trong đầu nhưng không nói ra bằng lời. Nó giống kiểu như là một cuộc trò chuyện bên trong với chính bản thân bạn vậy. Về cơ bản, bạn phải hạn chế sử dụng ngôn ngữ mẹ để của mình và buộc bạn phải sử dụng tiếng anh trong bất kỳ tình huống nào.

Sẽ có lúc bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa ngôn ngữ mẹ đẻ của mình với một ngôn ngữ thứ 2 là tiếng anh. Vì bạn đã quen với cách nghĩ và cách nói ở ngôn ngữ mẹ đẻ của mình rồi và khi nếu bạn áp dụng nó cho một ngôn ngữ mới mà bạn học thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không tránh được tình trạng lẫn lộn khi sử dụng cùng lúc 2 thứ ngôn ngữ này.

Việc suy nghĩ bằng tiếng anh sẽ giúp bạn dần thay đổi cách suy nghĩ và cách nói của bạn ở ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và thay thế hẳn nó bằng một ngôn ngữ thứ 2.


Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Cấu trúc và cách sử dụng thì hiện tại đơn trong tiếng anh

Cấu trúc và cách sử dụng thì hiện tại đơn trong tiếng anh
Cấu trúc và cách sử dụng thì hiện tại đơn trong tiếng anh

1. Cách thành lập

þThì hiện tại đơn của động từ thường (ordinary verb) ở thể xác định (affirmative) có cùng hình thức như động từ nguyên mẫu (infinitive), chỉ thêm s ở ngôi thứ 3 số ít (he, she, it).

þThể phủ định (negative) được thành lập bằng hình thức hiện tại phủ định của trợ động từ do (do not hoặc does not - nếu là ngôi thứ 3 số ít) + hình thức nguyên mẫu (không to) của động từ chính.

þThể nghi vấn (interrogative) hình thành với thì hiện tại nghi vấn của to do + nguyên mẫu của động từ chính không to (ví dụ như thì hiện tại đơn của động từ work).

þLưu ý:
Trong cách phân chia động từ phía trên, ở thể phủ định (negative) và nghi vấn phủ định (negative interrogative), do thường được giản lược (contractions).
I don’t work
Don’t I work?
He doesn’t work
Doesn’t he work?

Ngoài ra, việc thêm s ở ngôi thứ 3 số ít, cần lưu ý là đối với những động từ tận cùng bằng -ss, -sh, -ch, -x, -z, -o, chúng ta thêm -es (thay vì chỉ thêm s mà thôi) cũng như các hình thức khác nữa...

2. Cách dùng

Thì hiện tại đơn dùng để chỉ:
þMột hành động thường xuyên, hay một thói quen lặp đi lặp lại

- My mother wears glasses when she reads.
Mẹ tôi mang kính khi đọc sách.

- Tom goes abroad every year.
Mỗi năm Tom đều xuất ngoại.

Do vậy, thì hiện tại đơn thường đi cùng các trạng từ hoặc cụm trạng từ như: usually, often, always, often, always, sometimes, never, occasionally, twice a year, every week...

þNhững sự kiện thường xảy ra ngoài thiên nhiên, một sự thực hiển nhiên, một điều lúc nào cũng đúng.

- The sun rises in the East.
Mặt trời mọc ở hướng Đông.

- Two and four are six.
Hai với bốn là sáu.

- It rains in winter.
Trời mưa vào mùa đông.

þNhững lời tuyên bố, thông báo...

- The President declares tomorrow a holiday.
Tổng thống tuyên bố ngày mai là ngày nghỉ.

- The city council announces that the winner is Miss Helen.
Hội đồng thành phố công bố Helen là người thắng cuộc.

þNhững hành động dự định làm trong tương lai và thường đã lên kế hoạch trước.

- The Prime Minister leaves for Singapore tomorrow.
Thủ tướng lên đường đi Singapore vào ngày mai.

Thì hiện tại đơn (Simple Present Tense) có thể dùng để diễn tả một hành động tương lai hoặc một loạt hành động tương lai, nhất là khi liên quan đến các cuộc hành trình. Bởi vậy, chúng ta thường nghe đại diện các hãng du hành hay những người hướng dẫn viên du lịch nói kiểu như thế này: "We leave here at 5, arrive in Da Nang at midnight, and take a plane to Bangkok" (Chúng ta rời nơi đây lúc 5h, tới Đà Nẵng lúc nữa đêm rồi bắt máy bay đi Bangkok).

Phân biệt cách sử dụng MANY và MUCH trong tiếng anh

Phân biệt cách sử dụng MANY và MUCH trong tiếng anh
Phân biệt cách sử dụng MANY và MUCH trong tiếng anh

Phân biệt cách sử dụng MANY và MUCH trong tiếng anh

Cả 2 đều có nghĩa là nhiều.
1. Cả 2 đều có thể dùng làm đại từ

- Helen gets lots of letters, but John doesn't get many.
Helen nhận được nhiều thư nhưng John không nhận được bao nhiêu.

- Mr. Brown never eats much for lunch.
Ông Brown không bao giờ ăn nhiều vào buổi trưa.

2. Many và much rất thông dụng trong vai trò tính từ
Many dùng trước danh từ đếm được, số nhiều; còn much dùng trước danh từ không đếm được, số ít.

-Many students are lazy.
Nhiều sinh viên lười.

-How much petrol do you need?
Anh cần bao nhiêu xăng?

Xem thêm: Phân biệt cách sử dụng 2 động từ Hear và Listen

3. Many thông thường dùng trong bổ ngữ hoặc một phần bổ ngữ của động từ ở thể xác định. Trong trường hợp đó, người ta dùng "a lot (of)" thay thế.

- He has a lot of books
Anh ấy có nhiều sách

được dùng rộng rãi hơn là:
- He has many books

Nhưng khi many nằm trong cụm từ "a good many, a great many" (có nghĩa là rất nhiều) thì nó không cần "a lot (of)" thay thế.

- Dorothy has a good (a great) many hens.
Dorothy có rất nhiều gà mái.

Hầu hết các trường hợp dùng much bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu xác định, người ta thay thế much bằng "a lot o(f), a great deal (of)".

- A lot of (a great deal of) time was wasted.
Rất nhiều thời gian đã bị phung phí.
thay thế cho: Much time was wasted.

Xem thêm: Cách sử dụng "enough" trong tiếng anh

4. Những cách dùng khác của many và much.
Much còn dùng làm trạng từ, còn many thì không.

- Jane isn't in the office much.
Jane không có mặt ở văn phòng nhiều.

- He talks too much.
Anh ấy nói quá nhiều.

Many of, much of dùng với danh từ xác định.

- Much of his work has validity.
Rất nhiều công trình của anh có giá trị pháp lý.

- Many of her books are in english.
Phần lớn sách của cô ấy viết bằng tiếng anh.

Many a - thông dụng trong văn chương - cũng có nghĩa như many (nhiều, một số lớn của), nhưng "many a" dùng với danh từ số ít và do đó, động từ theo sau cũng phải ở số ít.

- Many a student does not work hard.
Nhiều sinh viên không chịu khó học hành.

- Many a famous pop star has been ruined by drugs.
Nhiều ngôi sao nhạc pop nổi tiếng đã bị lụi tàn vì ma túy.

Xem thêm: Những cặp từ thường gây nhầm lẫn trong tiếng anh

5. Riêng với much trong nghĩa: ở mức độ lớn, nhiều, lắm.

Trong câu xác định, much thường có very đi trước.
- I'm very much aware of the lack of food suplies.
Tôi biết rất rõ về tình trạng thiếu thốn nguồn cung cấp lương thực.

Trong câu phủ định thì very được lược bỏ đi.
- I don't like it much.
Tôi không thích cái đó lắm.

- Dorothy isn't in her office much.
Dorothy không có mặt nhiều trong văn phòng của cô ấy.

Much cũng có thể đóng vai trò một trạng từ chỉ mức độ khi dùng với các hình thức so sánh.

- Helen is much better today.
Hôm nay trông Helen khá hẳn lên.

- It is much better to say nothing.
Tốt hơn cả là không nói gì.

Những cặp từ thường gây nhầm lẫn trong tiếng anh

Những cặp từ thường gây nhầm lẫn trong tiếng anh
Những cặp từ thường gây nhầm lẫn trong tiếng anh
Có một số từ tiếng anh thường gây nhầm lẫn đối với nhiều người học tiếng anh. Thật ra thì chúng cũng ít nhiều gây ra sự nhầm lẫn đối với những người bản xứ huống hồ chi là những người sử dụng tiếng anh như một ngoại ngữ thứ 2 như tụi mình. Điều này có nghĩa là những từ gây nhầm lẫn này có thể bị sử dụng sai trong khi viết và nói tiếng anh.

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ đến các bạn 5 từ rất hay gây nhầm lẫn trong tiếng anh và chỉ cho bạn cách sử dụng nó một cách chính xác:

5 cặp từ thường gây nhầm lẫn trong tiếng anh

1. Affect và Effect

Affect là động từ với nghĩa: có ảnh hưởng tới, tác động tới (affect còn là danh từ với nghĩa: sự xúc động).
Effect là danh từ, có nghĩa: kết quả, hiệu quả, tác dụng, ảnh hưởng.

Ví dụ:
- The poetry affected her deeply.
Thơ ca ảnh hưởng sâu sắc với cô ấy.

- His protest had no effect.
Sự phản kháng của anh ấy không hiệu quả

Ngoài ra, khi là một động từ, effect có nghĩa là thực hiện (to carry out).
- We did not effect a new cure.
Chúng tôi đã không thực hiện một phương pháp điều trị mới.

Xem thêm: Phân biệt cách sử dụng 2 động từ Hear và Listen

2. Borrow và Lend

Borrow là vay, mượn. Borrow something from somebody, tức "vay, mượn" cái gì từ ai, người nào.

Còn Lend có nghĩa: cho vay, cho mượn. Lend somebody something, tức đưa vật gì đến cho ai mượn, hay cho ai mượn vật gì.

Như vậy, borrow có nghĩa là "take" (nhận vào), còn lend là "give" (cho, đưa ra).

Ví dụ:
- They borrowed many books from the library.
Họ mượn nhiều sách ở thư viện.

- Can you lend me $100? I'll pay you back the day after tomorrow.
Bạn có thể cho tôi mượn 100 đô la không? Tôi sẽ trả lại vào ngày mốt.

Xem thêm: Hình thức so sánh của tính từ - Comparative Adjective

3. Interested và Interesting

Cả 2 đều là tính từ.
1. Interested ngụ ý đến sự tò mò hoặc quan tâm (đến ai, cái gì). Nếu như ta muốn biết nhiều hơn, muốn biết thêm về một sự việc, về một người nào đó, tức là ta đã "interested" đến người hay việc đó. Sau interested, nếu có dùng giới từ thì đó chỉ là giới từ in.

- We are very interested in history
Chúng tôi rất quan tâm đến lịch sử.

Nếu ta muốn biểu thị mình thích làm một việc gì, ta có thể dùng cụm từ "interested in doing something".

- I was interested in seeing some museum in this city.
Tôi muốn tham quan một vài viện bảo tàng ở thành phố này.

Lưu ý:
Để biểu thị ý trên đây, ta không dùng "interested to do something". Câu trên, ta không nói "I was interested to see some museum in this city".

2. Cần tránh sự lẫn lộn giữa interestedinteresting. Tính từ interesting có nghĩa: thú vị; tức ám chỉ những gì gây nên sự tò mò, thích thú, thu hút sự chú ý, làm cho người ta quan tâm.

- There were several interesting seminars where she picked up some useful information.
Có nhiều hội thảo thú vị, nơi cô ấy thu nhặt được một số thông tin hữu ích.

Xem thêm: Hình thức so sánh của trạng từ - Comparative Adverb

4. Altogether và Alltogether

Altogether là trạng từ, có nghĩa: hoàn toàn, nhìn chung, bao quát.
- He did not altogether welcome these experiences.
Anh ấy không hoàn toàn đón nhận những kinh nghiệm này.

- His new house isn't altogether finished.
Căn nhà mới của anh chưa hoàn toàn xong.

- Altogether, he decided, marriage was a bit of a mistake.
Nhìn chung, anh ấy cho rằng, hôn nhân đã là một chút sai lầm.

Chúng ta cũng dùng altogether để nói về một con số tổng cộng, bao gồm tất cả.
- She owes me $400 altogether
Cô ấy nợ tôi cả thảy 400 đô la.

Đừng nhầm lẫn altogether với all together. Chúng ta dùng all together khi nói về một nhóm người hay vật cùng chung nhau hay cùng nhau làm một việc gì. All together thường dùng với nghĩa: mọi người, mọi vật cùng chung nhau.

- Put the dishes all together in the sink.
Hãy để tất cả các dĩa vào trong bồn rửa chén bát.

- They all went to the movie together.
Tất cả bọn họ đã cùng nhau đi xem hát.

Xem thêm: Cách sử dụng các giới từ about, on, above và over

5. Advice and Advise

1. Advice là danh từ, có nghĩa là lời khuyên. Khi bạn cho ai một lời khuyên thì bạn nói họ những gì mà theo bạn, họ cần nên làm.

- If you take my advice, you'll go to the police station.
Nếu nghe theo lời tôi thì anh nên đi đến đồn cảnh sát.

Advice là danh từ không đếm được (uncountable noun) nên chúng ta không nói "advices" (những lời khuyên) hay "an advice" (một lời khuyên) . Tuy nhiên, để nói câu trên thì ta dùng "a word of advice" hay "a piece of advice".

- Let me give you a piece of advice...
Tôi có lời khuyên cho anh....

2. Advise là động từ, có nghĩa là khuyên bảo, cho ai lời khuyên.

- I advise you to be cautious.
Tôi khuyên anh là nên thận trọng.

Động từ advise cần có bổ ngữ (object). Do vậy, chúng ta không nên nói: She advise to wait until tomorrow. Trong trường hợp ta không muốn đề cập đến người nhận lời khuyên thì nên dùng danh từ advice. Như câu trên ta có thể nói: Her advice was to wait until tomorrow (Lời khuyên của cô ấy là hãy đợi cho đến ngày mai).

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Cách sử dụng "enough" trong tiếng anh

Cách sử dụng "enough" trong tiếng anh
Cách sử dụng "enough" trong tiếng anh

1. Dùng "enough" sau các tính từ và trạng từ

Khi enough bổ nghĩa cho một tính từ hay trạng từ, nó thường đứng sau tính từ/trạng từ đó. Enough có nghĩa: đủ, đạt được mức độ cần dùng, thỏa mãn.

(1) At 16 you aren't old enough to buy cigarette
Ở tuổi 16, cậu chưa đủ tuổi để có thể mua thuốc lá.

(2) She's not driving fast enough.
Cô ấy chạy xe chưa đủ nhanh

Thỉnh thoảng, enough cũng được dùng sau một tính từ nhằm xác nhận hay nhấn mạnh rằng, một ai đó hay một việc gì đó có phẩm chất, đức tính đặc biệt nhưng lại có một phẩm chất, đức tính khác tương phản với cái trước đó và thường được diễn tả ở một mệnh đề ngay sau đó.

She's likeable enough but very ordinary.
Cô ấy khá dễ thương, nhưng không có gì đặc biệt.

Xem thêm: Tính từ và cách sử dụng tính từ trong tiếng anh

2. Dùng "enough" làm hạn định từ

Enough được dùng trước một danh từ không đếm được và trước hình thức số nhiều của một danh từ đếm được.

(1) Have you got enough milk?
Bạn đã lấy đủ sữa chưa?

(2) I asked the dean whether there were enough students going into engineering
Tôi hỏi ông khoa trưởng liệu đã có đủ sinh viên theo học ngành cơ khí chưa

Enough đôi khi cũng được dùng sau một danh từ, nhưng trong tiếng anh hiện đại, việc này rất hiếm, ngoại trừ trong một số cụm từ quen thuộc.

(1) I was fool enough to believe him
Tôi là người khờ khạo đủ để tin hắn.

(2) We have time enough to get to the railway station
Chúng ta có đủ thời gian để đến ga xe lửa.

Enough theo sau tính từ mà nó bổ nghĩa, nhưng nếu enough bổ nghĩa cho một tính từ đi với danh từ, thì nó sẽ đứng phía trước tính từ. Chúng ta so sánh:

(1) He hasn't got long enough rulers
Anh ấy không lấy những cái thước kẻ đủ dài.
Tức là anh ta cần những cái thước dài hơn. Enough ở đây bổ nghĩa cho tính từ "long".

(2) He hasn't got enough long rulers.
Anh ấy không lấy đủ số thước kẻ dài.
Tức là anh ta cần nhiều thước dài như thế hơn. Enough ở đây bổ nghĩa cho "long rulers".

Enough of: ta không dùng enough đứng ngay trước một cụm danh từ bắt đầu bằng một từ hạn định (determiner), cũng không đặt enough ngay trước một đại từ. Trong những trường hợp này, ta phải dùng enough of.

(1) She couldn't answer enough of the questions
Cô ấy không thể trả lời đủ các câu hỏi.

(2) There's enough of it for everybody.
Có đủ thứ đó cho mọi người.

Cần nhớ là khi dùng enough of trước đại từ hay cụm danh từ thì động từ trong câu phải hợp với hình thức số nhiều hay số ít của đại từ hoặc danh từ.

Enough có thể dùng một mình mà không cần một danh từ, nếu như ngữ nghĩa đã rõ ràng. Lúc đó, enough giữ vai trò đại từ bất định.
- Two bottles of whiskey will be enough
Hai chai whiskey là đủ.

Xem thêm: Trạng từ tiếng anh và cách sử dụng trạng từ trong tiếng anh

Lưu ý:
  • Ta không dùng enough hoặc enough + danh từ để làm chủ ngữ của một câu phủ định. Thí dụ, ta không nói "Enough students didn't come" mà nói "Not enough students came" (Sinh viên đã không đến đủ).
  • Time và room thường được dùng một mình với nghĩa "enough time" (đủ thời gian), "enough room" (đủ chỗ).                                                                                                                                     There isn't room for everybody to sit down                                                                                    Không đủ chỗ cho mọi người ngồi.
  • Câu tục ngữ thông dụng trong anh ngữ "Enough is enough" có nghĩa là: đủ rồi (có nói thêm hay làm thêm cũng chẳng ích gì mà thậm chí, còn có hại).

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Sử dụng kỹ thuật "STAR" trong trả lời phỏng vấn xin việc

Sử dụng kỹ thuật "STAR" trong trả lời phỏng vấn xin việc
Sử dụng kỹ thuật "STAR" trong trả lời phỏng vấn xin việc
Có thể nói những nhà phỏng vấn là những người luôn làm bạn cảm thấy bối rối nhất trong quá trình phỏng vấn xin việc. Bạn muốn đạt được công việc như mong ước và muốn tạo ấn tượng tốt đối với các nhà phỏng vấn. Bạn đến trước cuộc phỏng vấn khá lâu. Bạn ăn bận rất thanh lịch và bạn  dường như đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi ban đầu về bản thân bạn được bạn trả lời một cách hoàn hảo và bạn sau đó bạn phải đến với phần phỏng vấn các câu hỏi về năng lực hành vi (competency-based questions) . Thường thì những câu hỏi dạng này sẽ bắt đầu bằng:

"Tell me about the time when..."
"Describe a situation where you..."

Đã đến lúc bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy các tình huống thực tế và bạn có khả năng làm được việc đó. Đây là cơ hội để các nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. Sự đối đáp của bạn là nhân tố quyết định rằng bạn có nhận được công việc đó hay không.

Xem thêm: Bí quyết trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh

Vậy kỹ thuật "STAR" là gì? và Tại sao chúng ta lại sử dụng kỹ thuật "STAR" vào trong trả lời phỏng vấn xin việc?

1. Kỹ thuật "STAR" là gì?

Dưới đây là từ viết tắt của kỹ thuật "STAR" mà bạn có thể áp dụng để nhớ nó dễ dàng hơn
S: Situation – Hoàn cảnh
T: Task – Nhiệm vụ
A: Action – Hành động
R: Result – Kết quả

2. Sử dụng kỹ thuật "STAR" như thế nào?

Ok, sau đây túng ta sẽ đi phân tích về kịch thuật "STAR"
1. S: Situation – (Hoàn cảnh)
Đây là một dạng câu hỏi mô tả chi tiết về những công việc mà bạn đã thực hiện và những kinh nghiệm mà bạn đã trải qua ở vị trí công việc đó.
Thế nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn những gì thông qua câu hỏi này?
Mục đích của nhà tuyển dụng ở câu hỏi này là muốn thấy được những việc bạn đã làm, đã trải qua ở những vị trí công việc mà bạn đã đảm nhiệm.
Vậy bạn nên trả lời như thế nào?
Ở phần này tốt nhất bạn nên kể về những hoạt động hay những dự án mà bạn đã tham gia và có giá trị nhất đối với bạn

2. T: Task – (Nhiệm vụ)
Đây là dạng câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết nhiệm vụ cụ thể mà đảm nhiệm ở vị trí công việc đó.
Thế nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn những gì thông qua câu hỏi này?
Mục đích của nhà tuyển dụng ở câu hỏi này là muốn thấy được những giải pháp mà bạn vạch ra để giải quyết vấn đề gặp phải.
Vậy bạn nên trả lời như thế nào?
Tốt nhất bạn nên nêu ra những nhiệm vụ hay giải pháp liên quan đến vấn đề bạn cần giải quyết nhất.

3. A: Action – (Hành động)
Đây là dạng câu hỏi nói về những hành động và kế hoạch cụ thể
Thế nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn những gì thông qua câu hỏi này?
Mục đích của nhà tuyển dụng ở câu hỏi này là muốn thấy được những hành động, những kỹ năng bạn đã vận dụng vào công việc để đạt được thành quả tốt nhất
Vậy bạn nên trả lời như thế nào?
Nói về những việc mà bạn đã làm để từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề phát sinh

4. R: Result – (Kết quả)
Đây là dạng câu hỏi về kết quả công việc cá nhân, thành tích trong quá trình làm việc
Thế nhà tuyển dụng muốn biết ở bạn những gì thông qua câu hỏi này?
Mục đích của nhà tuyển dụng ở câu hỏi này là muốn thấy được những đóng góp có giá trị của bạn và cách bạn ghi nhận nó.
Vậy bạn nên trả lời như thế nào?
Bạn nên đề cập đến những thành tích nổi trội mà bạn đã đạt được hay những sáng kiến có tính hiệu quả trong công việc của bạn. Hãy cố gắng liệt kê các thành tích mà bạn đạt được nhiều nhất có thể vì chúng là dấu cộng trong hồ sơ xin việc của bạn đấy.

Khi sử dụng kỹ thuật "STAR", bạn cần phải chú ý:
1. Cụ thể, rõ ràng
Nói cụ thể về những dự án mà bạn đã thực hiện, đưa ra những con số thống kê chính xác, đừng quá mơ hồ.
2. Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề
Tốt nhất là 1 hoặc 2 câu trả lời  trên một câu hỏi. Nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để nghe những câu trả lời dài đăng đẳng. Hãy chắc rằng câu trả lời của bạn đi thẳng vào vấn đề mà nhà tuyển dụng muốn hỏi và hãy trả lời nó một cách ngắn gọn, xúc tích.
3. Liệt kê ra một danh sách các câu hỏi và câu trả lời
Việc liệt kê ra danh sách các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi và các câu trả lời tương ứng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những câu hỏi của nhà tuyển dụng vì bạn đơn giản là bạn đã dự đoán các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi trong buổi phỏng vấn và nếu như nhà tuyển dụng hỏi trúng câu hỏi của bạn đã chuẩn bị sẵn thì cứ mang ra mà chém gió thôi :D

Hy vọng với những chia sẻ của tôi về cách làm thế nào để Sử dụng kỹ thuật "STAR" trong trả lời phỏng vấn xin việc sẽ giúp cho bạn trong việc ứng phó với những câu hỏi khó của nhà tuyển dụng và hơn thế nữa là tìm được một công việc tốt. Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Phân biệt cách sử dụng 2 động từ Hear và Listen

Phân biệt cách sử dụng của 2 động từ Hear và Listen
Phân biệt cách sử dụng của 2 động từ Hear và Listen
Cả 2 động từ hear và listen đều có nghĩa là: nghe, nghe thấy
1. Hear là từ thường dùng để chỉ sự nhận biết âm thanh bằng tai, nghe một cách bình thường, tự nhiên như những âm thanh, sự việc gì "đến tai chúng ta"tức là "nghe không chủ động". Hear là một động từ bất quy tắc (hear-heard-heard).
Ví dụ:
(1) I heard someone laughing
Tôi đã nghe thấy tiếng cười của ai đó
(2) Suddenly I heard a strange noise.
Đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng ồn lạ.

Listen cũng là nghe, nhưng nghe bằng sự chú ý, lắng tai mà nghe, cố gắng để nghe. Listen hàm ý sự tập trung tư tưởng, cố nghe cho bằng được. Hãy so sánh:
(1) I heard them talking in the next room,but I didn't really listen to what they are saying.
Tôi nghe họ nói chuyện ở phòng bên cạnh, nhưng tôi không thực sự lắng nghe những gì họ nói.
(2) I didn't hear the phone because I was listening to the radio.
Tôi không nghe tiếng chuông điện thoại vì tôi đang nghe radio.

Lưu ý:
1. Hear cũng hàm ý "lắng nghe, chú ý nghe" như trong câu "Can you hear me?" (Anh có thể nghe tôi không?), "We'd better hear what they have to say" (Tốt hơn hết là hãy nghe xem họ nói gì)...nhưng nghĩa "lắng nghe" của hear "nhẹ" hơn là listen.

Listen listen to: thông thường, động từ listen đi với "to", nhưng khi không có bổ ngữ thì ta không dùng "to". Hãy so sánh thử:
(1) Listen! (Ta không nói listen to)
Hãy nghe đây
(2) Listen to me! (Ta không nói: Listen me)
Hãy nghe tôi nói!

2. Hear không dùng trong các thì tiến hành (progressive forms). Ta không nói "I'm hearing...". Để diễn tả một ai đó đang nghe cái gì vào một thời điểm người ta nói, chúng ta dùng "can hear". 
(1) I can hear somebody coming (Ta không nói: I'm hearing...)
Tôi nghe thấy ai đó đang đến.

3. Nên chú ý rằng, listen (to) hầu hết được dùng khi nói về những gì đang diễn biến. Còn khi nói về những gì đã qua rồi, những "cái toàn thể, tổng thể" như một buổi hòa nhạc, một cuộc nói chuyện...thì ta dùng hear. Hãy so sánh thử:

(1) When we arrived, I was listening to a record of the Beatles
Khi anh ấy đến, tôi đang nghe đĩa nhạc của ban Beatles
Trong câu này, ta không nói "....I was hearing..."

(2) I once heard my friend play all the Beethoven concerto
Đã có lần tôi nghe bạn tôi chơi tất cả những bản concerto của Beethoven.
Trong câu này, ta không nói "I once listened to my friend...."

4.Cấu trúc "heard + object + infinitive" được dùng để nói rằng một ai đó đã nghe thấy toàn bộ sự kiện hay hành động.
I once heard him give a talk on American politics
Tôi từng nghe thấy anh ấy nói chuyện về chính trị nước Mỹ.
Cấu trúc "heard + object + ing" dùng để nói rằng, ai đó đã nghe thấy một sự kiện hay hành động khi sự kiện, hành động đó đang diễn ra.
- As I walked past her room, I heard her talking on the phone.
Khi tôi rảo bước ngang qua phòng nàng, tôi nghe nàng đang nói chuyện điện thoại

5. Chúng ta có thể dùng hình thức thụ động đối với hear, nhưng lưu ý là theo sau hear phải là nguyên mẫu có "to" hay hình thức -ing.
She was never heard to say "thank you" in her life.
Người ta không bao giờ nghe bà ấy nói tiếng "cám ơn" trong suốt cuộc đời của bà.

6. Hình thức hiện tại của hear + mệnh đề bắt đầu bằng "that" thường được dùng để giới thiệu một mảng thông tin mà ai đó đã được nghe.
I hear (that) the workers are going on strike.
Tôi nghe rằng, công nhân sẽ đình công.

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Để tiếng anh trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày

1. Để tiếng anh trở thành một phần trong các hoạt động hàng ngày của bạn

Đừng tách thời gian học tiếng anh của bạn ra khỏi thời gian nghỉ ngơi hàng ngày của bạn. Hãy tìm một người có thể giao tiếp bằng tiếng anh và nói chuyện với họ. Hỏi và trả lời - đây là cách tốt nhất để duy trì cuộc đàm thoại. Cố gắng sử dụng tiếng anh vào các hoạt động thường ngày của bạn: liệt kê ra danh sách các mặt hàng bạn cần mua bằng tiếng anh, viết ra một danh sách các việc phải làm (to do list) bằng tiếng anh, nghe chương trình radio khi lái xe, xem các chương trình TV và radio trong khi nấu ăn, đọc  danh sách thành phần và hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm bằng tiếng anh mà bạn mua, dán nhãn tiếng anh cho các dụng cụ trong nhà của bạn, sử dụng các công thức bằng tiếng anh khi nấu ăn..vv..
Để tiếng anh trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn
Để tiếng anh trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn
Hãy bắt đầu với những thứ đơn giản như công thức làm món nước ép trái cây bằng tiếng anh. Bạn có thể tìm chúng trên mạng, và đương nhiên là bằng tiếng anh rồi. Bạn chỉ cần hỏi bác google như "easy juice recipes" là sẽ ra một tràn các kết quả tìm kiếm cho bạn lựa chọn. Sau đó, vì tiếng anh của bạn đã tăng lên, nên hãy thử những công thức dễ trước nhé. Sử dụng hình ảnh nếu có thể. Bạn sẽ nhớ từ vựng lâu hơn bằng cách đọc từ đó và xem hình ảnh tương ứng so với chỉ đọc từ và dịch nó ra.

Xem thêm: 11 cách giúp bạn học tiếng anh mau tiến bộ hơn

2. Sao chép những người bản xứ

Nghe là bước đầu tiên khi chúng ta học một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nghe chỉ là cách bị động khi học một ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phải chủ động, vì thế bạn cần phải chú ý điều này. Thậm chí khi chúng ta thực sự thích thú với các chương trình trên TV, chúng ta thỉnh thoảng mất tập trung hay thậm chí là ngủ quên mất.

Vì thế, đó chính là lúc chúng ta cần phải nói ngược lại. Bạn cần phải nói lại với chiếc TV hay máy tính của bạn, ý mình là trả lời lại nhân vật đang nói chuyện trên chiếc TV hay máy tính chứ không phải tự kỉ với chiếc TV hay máy tính nhé :).

Sao chép cách mà người bản xứ nói hàng ngày và bạn sẽ ngạc nhiên vì mình tiến bộ quá nhanh đấy. Hãy làm việc đó vui hơn bằng cách copy cách họ thể hiện sự ngây ngô, lãng mạn, buồn chán, hay thậm chí là giận giữ trong từng câu nói., bạn sẽ cảm thấy cách này rất tuyệt vời và làm cho cách nói của bạn trở nên biểu cảm hơn.

Xem thêm: Bí quyết phát âm tiếng anh chuẩn như người bản xứ

3. Xem lại, xem lại và xem lại

Làm thế nào để giúp bạn nhớ những từ vựng mới, thành ngữ mới và các điểm ngữ pháp mới....nói chung bất cứ điều gì mới?
  1. Nghĩ về thứ hấp dẫn bạn, những chủ đề bạn biết và nhớ rõ: phim, thể thao, chó, xe hơi, ăn kiên, chính trị, hay Lady Gaga, Harry Potter...bất cứ thứ gì bạn thích. Tôi cá là bạn có thể nhớ một đống các chi tiết về các chủ đề mà bạn thích. Tại sao á? Tại vì bạn đã chi rất nhiều thời gian vào nó. Bạn đã nghe hay thấy cùng một thông tin lặp đi lặp lại. Cho nên nó rất dễ nhớ.
  2. Nếu bạn không xem lại những thông tin mới trong vòng 24h đồng hồ, bạn có nguy cơ quên nó khoảng 70%. Bộ não của bạn tạo ra những nếp nhăn để liên kết những kiến thức lại với nhau, nhưng nó cần thời gian và sự lặp lại. Bạn sẽ nhớ một cách tự nhiên những thứ mà bạn thích và nếu cảm thấy hạnh phúc khi học một thứ gì đó mới, bạn có thể nhớ nó. Nhưng còn những thứ bạn đã học như ngữ pháp thì sao?
Xem thêm: 10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất

Bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
  •  Tìm cách mà bạn thích học. Hãy nghĩ rằng bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn đạt được mục tiêu đó.
  •  Phát triển các thói quen hằng ngày của bạn: mỗi đêm hãy cố xem lại những ghi chú trên lớp trước khi bạn quên hết tất cả chúng. Bạn có thể làm điều đó trong vòng 10 phút. Trước giờ học hãy cố gắng đến sớm hơn 10p và xem lại ghi chú của bạn lần nữa hay thực hành nói với những bạn khác trong lớp. Bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho tiết học của bạn bằng cách đánh thức bộ não của mình. Chi ra 5p mỗi ngày, sau giờ học và vào cuối tuần, xem lại một vài cụm động từ hay nghe nhạc tiếng anh, Khi Chỉ với vài phút như vậy bộ não của bạn sẽ được làm mới và lưu giữ lại kiến thức. Bạn sẽ nhớ nó nhiều nếu bạn nhớ 6 lần và mỗi lần 5 phút hơn là chỉ nhớ 1 lần 30 phút. Nếu bạn đang trong lớp học tiếng anh, đừng tiêu khoảng thời gian nghỉ ngơi vào việc chém gió hay nhắn tin facebook, vì cách đó sẽ tạo ra một thói quen xấu.
  •  Hãy đặt một quyển ghi chú, báo hay tạp chí trên bàn ăn và đọc chúng trong khi bạn thưởng thức buổi sáng hay một tách coffee nhé. Hình thành thói quen tốt đối với việc học và nó sẽ trở nên dễ dàng và giúp bạn tránh khỏi tình trạng trì trệ.

    Hình thức so sánh của trạng từ - Comparative Adverb

    Hình thức so sánh của trạng từ - Comparative Adverb
    Hình thức so sánh của trạng từ - Comparative Adverb

    Hình thức so sánh của trạng từ cũng tương tự như tính từ

    1. So sánh bằng nhau

    as + adverb + as
    Ví dụ:
    - He works as slowly as I
    Anh ấy làm việc chậm như tôi

    Ở thể phủ định (negative) thì ta có thể dùng: so...as

    - John doesn't snore so loudly as you do
    John không ngáy lớn như anh.

    Câu phủ định này cũng có thể viết:
    John doesn't snore as loudly as you do

    2. So sánh cao hơn và cao nhất

    - So sánh cao hơn:
    • Với trạng từ một âm tiết: adverb + er + than
    • Với trạng từ nhiều âm tiết: more + adverb + than

    - So sánh cao nhất:
    • Với trạng từ một âm tiết: the + adverb + est
    • Với trạng từ nhiều âm tiết: the most + adverb

    3. So sánh kém hơn và kém nhất

    - Kém hơn: less + adverb + than
    Ví dụ:
    - He reads much less now than he did 2 years ago.
    Giờ thì anh ấy đọc ít hơn nhiều so với 2 năm cách đây.

    - Kém nhất: the least + adverb
    Ví dụ:
    - Helen answers the least lively
    Helen trả lời kém sinh động nhất

    4. Những trạng từ so sánh bất quy tắc

    Thể nguyênSo sánh cao hơnSo sánh cao nhất
    -Well (hay, tốt)betterthe best
    -Badly (tồi, xấu)worsethe worst
    -Late (muộn, chậm)laterthe last, the latest
    -Little (ít, một chút)lessthe least
    -Much (nhiều)morethe most
    -Far (xa, nhiều)farther, furtherthe farthest, the furthest

    Warm-up Activities for Teaching Children in ESL Class

    When learning a second language many students feel uncomfortable attempting or producing speech (Speaking Skill). This is due to a number of variables, most notably the fear of making mistakes in pronunciation, and limitations of vocabulary.
    Warm-up Activities for Teaching Children in ESL Class
    Warm-up Activities for Teaching Children in ESL Class

    Within the TESOL classroom there must be an open, fun and comfortable atmosphere where students do not fear making mistakes and can freely communicate. Warm-ups are an effective way to help students relax and to prepare them for high levels of participation in the activities to be held later in the class.

    Warm-up activities can be a game, a song, a competition, or a quiz in which the language that the students have learned is used(focusing on listening and speaking). We can use warm-up activities to review the old lessons and lead the students in the new lesson.
    Warm-up activities should be related to the lessons.

    A warm-up for Beginner and Upper Beginner students
     My name Is ...

    1. Ask your students to form a circle or circles)
    2. Throw a ball to one of the students in the circle try and choose one of the better English speakers) saying, "My name is ….”
    3. Indicate to the student that you would like them to throw the ball back to you saying "My name is ...."
    4. Once this has been modeled successfully ask the students to throw the ball at random around the circle saying, "My name is ...“

    Why is this a good ice-breaker for Beginners?

    A warm-up for Intermediate to Upper Intermediate students
    Guess the gift

    Description: Ask students to jot down a brief description of a gift they would like to receive. Descriptions must be detailed enough so that the object can be guessed but not so detailed that it is too obvious.
    Procedure: Explain to students that they have 2-3 minutes in which to jot down a brief description of a gift they would like to receive. Descriptions should cover:
    • Physical description i.e. size, shape. and colour
    • Purpose i.e. functions, capabilities, and usage
    Each student should stand in turn and read their descriptions to the class for the class to guess.

    Why is this a good ice-breaker for Intermediate students?

    A warm-up for Advanced students
    Tell me about yourself

    1. Ask your students to form pairs and give them a list of questions to ask each other.
    2. Alternatively you could ask your students to write their own questions.
    3. Tell your students that once they have interviewed each other one pair will be selected at random to report their findings to the whole class.
    Tell me about yourself questionnaire
    1. What is your name?
    2. Where do you live?
    3. What do you do?
    4. What are your interests?
    5. Why are you here?
    6. Do you ever hope to live overseas? If so, where?
    Now make up two questions of your own.
    7. ………………………………………………………………….
    8. ………………………………………………………………….

    TIPS FOR TEACHING CHILDREN
    • Vary activities
    • Use plenty of games
    • Use flashcards to teach new vocabulary (sight word recognition)
    • Use humour
    • Be flexible
    • Pace the activities
    • Be patient
    • Understand not all children of the same age will have the same cognitive abilities
    • Keep children active; running, jumping, playing and making things.
    • Use art and crafts
    • Decorate the classroom
    • Give rewards
    • Give recognition of achievement and effort
    • Praise regularly
    • Use team work
    • Teach by example

    TIPS FOR TEACHING ADULTS
    When teaching adults, keep these points in mind.  
    1. Give the adult learners a lot of choices and control.
    2. Adult learners bring a lot of life knowledge and experience with them to class. Let them share this knowledge and experience in the class.
    3. Be careful with criticism with adults. Adults tend to take errors personally.
    4. Adults like low-risk activities at the beginning.
    5. Adults want to spend their class-time wisely.
    6. Adults learn best in a positive and relaxed classroom climate.
    7. Adults like lots of examples to be provided.
    8. Adults like to have fun as much as children do.
    9. Adults need to be physically active while in the classroom, just as children do.
    10. Adults like to be praised.
    11. Adults can store approximately 7 items/units in their short-term memory at one time. This means teach smaller chunks of information at a time, then move on to other information; rather than teach a lot of information all at one time.
    12. Adults learn from discussing with others.
    13. Adults need time to reflect on new information.
    14. Adults like clear instructions and explanations.
    15. Adults need time to practice and correct errors.
    16. Adults need to be able to ask questions.
    17. Adults want to celebrate their success.

    Xem full bài giảng và download


    DOWNLOAD HERE
    1.17MB.rar

    Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

    10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất

    10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất
    10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất

    Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn tự học tiếng anh có hiệu quả nhất:

    1. Không sợ sai khi nói

    Vấn đề lớn nhất mà nhiều người gặp phải khi học một ngôn ngữ mới đó là nỗi sợ của họ. Họ lo lắng rằng họ sẽ không nói được chính xác hay thậm thấy tự ti khi họ phải giao tiếp tiếng anh vì thế mà họ sẽ không giao tiếp tiếng anh. Đừng làm vậy. Cách nhanh nhất để học bất cứ thứ gì đó là lặp đi lặp nó nhiều lần cho đến khi bạn thành thạo nó. Giống bất cứ điều gì, học tiếng anh cũng cần phải luyện tập thường xuyên. Đừng để chỉ vì những sợ hãi nho nhỏ ngăn cản bạn đạt được điều mà bạn muốn.

    Làm thế nào để cải thiện khả năng nói tiếng anh của bạn

    2. Sử dụng tất cả các nguồn sẵn có xung quanh bạn

    Thậm chí nếu bạn học tiếng anh ở một trường ngoại ngữ nào đó, không có nghĩa là bạn không thể học tiếng anh ngoài những giờ học trên lớp. Việc sử dụng nhiều nguồn khác nhau, nhiều biện pháp và công cụ khác nhau có thể sẽ giúp bạn học tiếng anh nhanh hơn, Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể cải thiện trình độ tiếng anh của bạn, vì thế đừng tự giới hạn bản thân mình trong 1 hoặc 2 cách học. Internet là một nguồn tuyệt vời, nơi hầu như có tất cả mọi thứ, nhưng đối với người học tiếng anh thì nó hoàn toàn tuyệt vời.

    3. Tiếp xúc với tiếng anh ở mọi nơi có thể

    Cách tốt nhất để học tiếng anh là luôn để bản thân bạn tiếp xúc với tiếng anh ở mọi lúc mọi nơi. Ghi chú bằng tiếng anh, đặt tiếng anh khắp nơi trong phòng học của bạn, nghe các chương trình tiếng anh như radio broadcasts, xem tin tức tiếng anh, phim và các chương trình tv bằng tiếng anh. Nói tiếng anh với bạn của bạn bất cứ nơi nào có thể. Bạn càng tiếp xúc nhiều với tiếng anh thì bạn sẽ càng học tiếng anh càng nhanh và bạn càng có thể nghĩ bằng tiếng anh.

    4. Nghe người bản xứ nói bất cứ khi nào có thể

    Có một số giáo viên tiếng anh tốt đã học tiếng anh như một ngoại ngữ thứ 2 trước khi họ có thể dạy nó. Tuy nhiên, có một vài lý do tại sao một số trường tốt nhất lại thích thuê những giáo viên bản ngữ hơn. Một trong những lý do đó là giáo viên bản ngữ có cách nói tự nhiên và trôi chảy, điều mà nhiều học sinh cần học theo để có thể học tốt tiếng anh. Học sinh càng học được nhịp điệu và sự trôi chảy càng sớm thì chúng càng thuyết phục và thoải mái hơn.

    5. Xem phim tiếng anh và các chương trình truyền hình

    Đây không chỉ là một cách vui để học tiếng anh mà còn rất hiệu quả. Bằng cách xem phim tiếng anh (đặc biệt đối với những bộ phim có phụ đề) bạn có thể mở rộng vốn từ vựng của mình và nghe sự trôi chãy trong cách nói tiếng anh của người bản xứ. Nếu bạn nghe tin tức bạn có thể nghe nhiều giọng khác nhau.

    10 cách tốt nhất để học từ vựng tiếng anh

    6. Nghe nhạc tiếng anh

    Âm nhạc có thể là cách hiệu quả nhất để học tiếng anh. Trên thực tế, nhạc tiếng anh thường được sử dụng như một cách để cải thiện sự hiểu biết. Cách tốt nhất để học tiếng anh thông qua âm nhạc đó là nghe nhạc tiếng anh cùng với phụ đề và cố gắng hát theo cùng với ca sĩ, bằng cách này giọng của bạn sẽ giống người bản xứ hơn đấy. Có nhiều trang nghe nhạc tiếng anh tốt hiện có trên internet hiện nay mà bạn có thể tìm thấy một cách dễ dàng. Bằng cách này bạn có thể luyện tập kỹ năng nghekỹ năng đọc tiếng anh của mình cùng lúc.

    Skimming and Scanning - 2 kỹ năng giúp tăng tốc độ đọc của bạn

    7. Học tiếng anh thường xuyên có thể

    Bằng cách chỉ học ngữ pháp, từ vựng và làm bài tập, điều này có thật sự giúp bạn cải thiện kiến thức của bạn đối với bất kỳ thứ ngôn ngữ nào.

    8. Làm bài tập và làm các bài test

    Nhiều người nghĩ rằng làm các bài tập và các bài test thì không vui. Tuy nhiên, bằng cách hoàn thành các bài tập và làm các bài test bạn có thể thật sự cải thiện tiếng anh của bạn. Một trong những lý do tốt nhất để làm nhiều bài tập và các bài test là chúng sẽ cho bạn một số điểm để so sánh với kết quả sắp tới của bạn. Thường thì bạn sẽ so sánh kết quả của một bài test mà bạn đã làm ngày hôm qua với một bài test mà bạn đã làm cách đây một tháng hay tận 6 tháng, bạn sẽ nhận ra liệu rằng bạn đã học được bao nhiêu thông qua cách này. Nếu bạn chưa bao giờ test thử, bạn sẽ không bao giờ biết mình tiến bộ đến đâu. Hãy tiếp tục thực hiện nó và bạn thật sự sẽ tạo ra một vài sựu tiến bộ đấy.

    9. Tự ghi âm giọng nói của mình

    Không ai trong chúng ta nghe giọng nói của chính chúng ta trên băng ghi âm, nhưng như một bài test cách này sẽ giúp bạn so sánh giọng nói thật sự của bạn với giọng trong băng ghi âm. Bạn sẽ rất ấn tượng với sự tiến bộ mà bạn đang tạo ra, cái mà bạn có thể không lưu tâm về giọng nói của bạn nhiều lắm.

    10. Nghe tiếng anh

    Bạn có thể nghe các chương trình trên radio broadcasts, audiobooks hay CDs tiếng anh. Cách này hoàn toàn khác so với việc xem phim hay các chương trình truyền hình bởi vì bạn không thể thấy được nhân vật đang đàm thoại với bạn. Nhiều người học tiếng anh nói rằng việc nói tiếng anh trên điện thoại là một trong những việc khó mà họ làm và cách duy nhất để cải thiện tiếng anh đó là luyện tập.

    Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả bạn cần biết

    Và cuối cùng là have fun. Hy vọng với bài chia sẻ về 10 cách giúp bạn tự học tiếng anh một cách hiệu quả nhất sẽ giúp bạn phần nào cải thiện trình độ tiếng anh của mình. Chúc các bạn thành công!

    Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

    Hình thức so sánh của tính từ - Comparative Adjective

    Tính từ trong tiếng anh có các cấp so sánh

    - Positive: Ở dạng nguyên, tức dạng đơn giản mà chúng ta tìm thấy trong tất cả các loại từ điển thông dụng.
    - Comparative of equality: so sánh bằng
    - Superlative: so sánh bậc cao nhất
    Hình thức so sánh của tính từ -  Comparative Adjective
    Hình thức so sánh của tính từ -  Comparative Adjective
    Khi đưa ra lời nói hoặc câu văn nhận định rằng, một người hay một vật có một số phẩm chất cao hơn (người hay vật khác), chúng ta phải dùng đến hình thức so sánh "cao hơn". Khi người hay vật khác, cấp so sánh cao nhất được sử dụng. Còn khi xấp xỉ nhau thì hình thức so sánh bằng nhau được sử dụng.

    Ví dụ:
    (1) The old house is mine.
    Ngôi nhà cổ là nhà của tôi
    (2) The older house of the two is mine
    Ngôi nhà cổ hơn trong 2 nhà là của tôi.
    (3) The oldest house in this area is mine
    Ngôi nhà cổ nhất trong khu này là nhà của tôi
    (4) His house is as old as mine.
    Ngôi nhà của anh ấy cổ như nhà của tôi

    1. So sánh bằng

    - Trong các câu xác định (affirmative) ta có hình thức:
    as + adjective + as

    Ví dụ:
    (1) Helen is as clever as Dorothy
    Helen tài giỏi như Dorothy
    (2) Can tho is almost as big as Da Nang
    Can Tho lớn gần bằng Đà Nẵng

    - Trong các câu phủ định (negative), tức so sánh không bằng
    (1) I am not as young as you
    Tôi không trẻ bằng bạn
    (2) This house is not as big as that one
    Ngôi nhà này không lớn bằng ngôi nhà kia

    Tuy nhiên, một số người ưa dùng hình thức phủ định:
    not so + adjective + as

    Ví dụ:
    (1) It is not so cold in Sai Gon as in Ha Noi
    Trời Sài Gòn không lạnh bằng Hà Nội
    (2) She is not so smart as her sister
    Cô ấy không nhanh trí bằng em gái cô ta.

    - Trong các câu nghi vấn phủ định (negative interrogative):
    not as + adjective + as

    Ví dụ:
    (1) Is Russian not as difficult as French?
    Tiếng Nga không khó bằng tiếng Pháp hay sao?
    (2) Is she is not as smart as her sister
    Cô ấy không nhanh trí bằng em gái cô ta sao?

    Cách sử dụng so sánh hơn trong tiếng anh

    2. So sánh hơn

    Gồm so sánh cao hơn (comparative of superiority) và kém hơn (comparative of inferiority).

    2.1 So sánh kém hơn

    less + adjective + than

    Ví dụ:
    (1) It is less raining in the North than in the South
    Trời mưa ít ở miền bắc hơn miền nam
    (2) It is less hot in Da Lat than in Nha Trang
    Ở Đà Lạt ít nóng hơn Nha Trang

    Tuy nhiên, trong văn thường đàm, người ta ưa dùng thể phủ định của hình thức so sánh bằng nhau, tức theo nghĩa "không bằng" để thay cho "kém hơn". Hai câu trên được dùng trong văn nói:

    Ví dụ:
    (1) It is not so rainy in the North as in the South
    Ở miền Bắc mưa không nhiều như mưa miền Nam
    (2) It is not so hot in Da Lat as in Nha Trang
    Ở Đà Lạt không nóng như Nha Trang

    2.2 So sánh cao hơn

    - Với tính từ đơn tiết, một vần (monosyllable):
    adjective + er + than

    Ví dụ:
    (1) His book is smaller than hers
    Cuốn sách của anh ấy nhỏ hơn cuốn sách của cô ta
    (2) David is taller than John
    David cao hơn John

    - Với tình từ nhiều âm tiết (polysyllable):
    more + adjective + than

    Ví dụ:
    (1) French is more difficult than English
    Tiếng Pháp thì khó hơn tiếng Anh
    (2) Los Angeles is more beautiful than Las Vegas
    Los Angeles đẹp hơn Las Vegas

    3. So sánh cao nhất

    Gồm so sánh nhất (inferiority) và so sánh hơn nhất (superlative).

    Cách sử dụng so sánh nhất trong tiếng anh

    3.1 So sánh kém nhất

    the least + adjective

    Ví dụ:
    (1) John is the least smart student in our class
    John là sinh viên kém nhanh trí nhất trong lớp chúng tôi
    (2) Dorothy chose the least expensive of the hotels
    Dorothy đã chọn khách sạn rẻ tiền nhất.

    3.2 So sánh hơn nhất


    - Với tính từ một âm tiết:
    the + adjective +est

    Ví dụ:
    (1) David is the tallest student in the class
    David là sinh viên cao nhất trong lớp
    (2) Today is the coldest day of this month
    Hôm nay là ngày lạnh nhất trong tháng này

    - Với tính từ đa âm tiết:
    the most + adjective

    Ví dụ:
    (1) This lesson is the most difficult of all.
    Bài học này khó nhất trong tất cả

    4. Những lưu ý trong việc thành lập hình thức so sánh hơn và cao nhất

    - Không được vừa dùng hình thức "-er", "-est", more và the most cho một tính từ.
    Chẳng hạn, ta không viết "My father worked the most hardest of any person I ever knew" vì không thể vừa dùng the most, vừa dùng hardest.
    Câu này được viết lại như sau:
    My father worked the hardest of any person I ever knew
    Cha tôi làm việc cần cù nhất trong bất cứ người nào mà tôi biết

    - Với những tính từ tận cùng bằng "-e", ta chỉ thêm r cho so sánh hơn và st cho so sánh hơn nhất.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Fine (đẹp, tinh vi)
    finer
    The finest
    Large (lớn, rộng)
    larger
    the largest
    Nice (đẹp, ngoan)
    nicer
    the nicest
    - Các tính từ đa âm tiết nhưng tận cùng bằng "-y" và phía trước y là một phụ âm thì cũng xem như tính từ một âm tiết, nhưng phải đổi y thành i trước khi thêm er và est.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Happy (hạnh phúc)
    happier
    The happinest
    Lovely (đáng yêu)
    lovelier
    the loveliest
    Easy (dễ dàng)
    easier
    the easiest
    Nhưng
    Grey (xám, hoa râm)
    greyer
    The greyest
    Vì trước y là một nguyên âm.

    - Những tính từ 2 âm tiết nhưng tận cùng bằng "-le", "-er", "-ow" đều được xem như tính từ một âm tiết khi thành lập so sánh hơn và cao nhất.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Simple (đơn giản)
    simpler
    The simplest
    Tender (mềm, dễ vỡ)
    tenderer
    the tenderest
    Narrow (hẹp)
    narrower
    the narrowest
    - Với những tính từ một âm tiết mà tận cùng là một phụ âm, trước đó là một nguyên âm thì chúng ta gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm er và est.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Big (to, lớn)
    bigger
    The biggest
    Hot (nóng)
    hotter
    the hottest
    Fat (mập, béo)
    fatter
    the fattest
    Nhưng
    Cool (mát mẻ)
    cooler
    The coolest
    - Những tính từ được thành lập do thêm tiền tố (prefix) thì vẫn áp dụng hình thức so sánh của từ gốc, cho dù vì thêm tiền tố mà tính từ có thêm nhiều âm tiết.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Unchaste (dâm dật)
    unchaster
    The unchastest
    Unhappy (không hạnh phúc)
    unhappier
    the unhappiest
    - Những tính từ sau đây không có most đứng trước vì bản thân chúng đã chứa sẵn "most" rồi: foremost (đầu tiên, trước hết), aftermost (cuối cùng, sau hết), furthermost (xa hơn hết), uppermost (cao nhất, quan trọng hơn hết), outermost (ở ngoài cùng)...

    - Một số tính từ nhiều nhiều âm tiết nhưng chúng ta có thể sử dụng một trong 2 hình thức so sánh: thêm "-er", "-est" hoặc more và the most.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Common (chung)
    commoner
    more common
    the commonest
    the most common

    Handsome (đẹp trai)
    handsomer
    more handsome
    the handsomest
    the most handsome
    Đối với tính từ common, trong văn nói, người ta ưa dùng hình thức so sánh more commonthe most common vì "dễ nghe" hơn. Nhưng trong văn viết thì ta nên dùng commoner và the commonest.
    - Với những từ kép, do đa số có nhiều âm tiết nên chúng ta dùng more và the most. Tuy nhiên, với các từ gồm 2 tính từ ghép lại, thì tính từ thứ nhất chịu tác dụng của các quy luật.
    Thể nguyên
    So sánh hơn
    So sánh cao nhất
    Hard-working
    (làm việc siêng năng)
    harder-working
    the hardest-working


    Dark-blue
    (xanh thẫm)
    darker-blue
    the darkest-blue
    - Với các hiện tại phân từ (present participles) và quá khứ phân từ (past participles) dùng làm tính từ, khi cần so sánh hơn hoặc cao nhất, ta xếp chúng vào loại "tính từ âm tiết" cho dù có khi chúng chỉ có một âm tiết thôi. Ta dùng more và the most chứ không thêm hậu tố "-er" và "-est".

    Ví dụ:
    The more tired worker...(người công nhân mệt mỏi hơn)
    The most thrilling movie...(bộ phim ly kỳ nhất)

    - Khi 2 tính từ cùng ở cấp so sánh hơn hoặc cao nhất, một có hình thức "-er" ,"-est" và một có hình thức more, the most, cả 2 cùng là từ hạn định đứng trước một danh từ thì chúng ta phải đặt tính từ có more, the most đứng sau.

    Iron is the cheapest and the most useful material
    Sắt là vật liệu rẻ tiền nhất và hữu ích nhất.

    - Sử dụng giới từ sau cấp so sánh cao nhất: sau một tính từ so sánh ở cấp cao nhất, người ta dùng giới từ in trước những danh từ chỉ nơi chốn và giới từ of cho những trường hợp khác.

    Ví dụ:
    (1) Alaska is the largest state in the US
    Alaska là tiểu bang lớn nhất ở Hoa Kỳ
    (2) Dorothy is the pretties of them all.
    Dorothy thì đẹp nhất trong số họ.

    Khi một động từ nguyên mẫu được dùng sau than, chúng ta có thể lược bỏ to trước động từ nguyên mẫu đó.

    Ví dụ:
    (1) It is nicer to go with someone than (to) go alone
    Đi với một ai đó thì thú vị hơn là đi một mình
    (2) It is sometimes quicker to walk than (to) go alone.
    Đôi khi đi bộ nhanh hơn là đi xe buýt.