Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

5 mẹo giúp bạn có một vốn từ vựng phong phú

Từ vựng thật sự quan trọng nhưng làm thế nào để học từ vựng một cách hiệu quả nhất?
Đa phần các bạn học sinh học từ vựng một cách máy móc như ghi lại rồi học thuộc lòng như học văn, sử vậy. Các bạn ấy cố gắng nhồi nhét chúng vào đầu nhưng rồi vài ngày sau cũng quên mất.

Nhớ lại cái thời học còn học anh văn ở cấp 2 và cấp 3 của mình, đến giờ tiếng anh là cô ghi lên bảng từ vựng của bài ngày hôm đó rồi buộc về nhà học thuộc để hôm sau lên trả bài bằng cách viết lại lên bảng. Chỉ mấy ngày sau là có bao nhiêu từ vựng là trả lại cho cô hết. Có thể nói lúc đó đa số học sinh đều học theo cách đó, học như một con vẹt vậy, cô chép gì thì chép thì chép y như vậy rồi về nhà học thuộc để hôm sau trả bài. Tính đến nay thì mình cũng đã học tiếng anh được 12 năm rồi (từ lớp 6 đến hết 12 năm đại học). Hiện nay thì mình đang theo học ngành ngôn ngữ anh tại một trường đại học tại Tp.HCM. Kể ra cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc học từ vựng tiếng anh và hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn một số tips dưới đây:

5 mẹo giúp bạn có một vốn từ vựng phong phú
5 mẹo giúp bạn có một vốn từ vựng phong phú

1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau (nhóm từ vựng)

Ví dụ nếu bạn đang học từ vựng liên quan đến bộ phận trên cơ thể người thì hãy liệt kê tất cả chúng ra một tờ giấy riêng, lấy ví dụ như khi bạn học từ arms thì cố gắng liệt kê những từ cùng bộ phận với chúng như upper arm(bắp tay), elbow(khuỷu tay), wrist(cổ tay), fingers(ngón tay)...Việc học những từ vựng liên quan với nhau sẽ giúp chúng ta dễ hệ thống và nhớ chúng dễ dàng hơn.

2. Học từ vựng trong lĩnh vực mà bạn yêu thích.

Bạn đam mê công nghệ thông tin và mỗi khi học môn này bạn đều cảm thấy hồ hởi, thích thú nó. Vậy tại sao bạn không học những từ vựng tiếng anh về đề tài này? Điều này sẽ tạo động lực cho bạn hơn trong việc học từ vựng tiếng anh thay vì phải học những từ tiếng anh mà mình cảm thấy không thích thú và nó làm bạn sớm chán nản. Sẽ có bạn hỏi mình rằng giả sử tôi thích công nghệ thông tin đó vậy làm sao để tôi có thể biết được từ đó trong tiếng anh là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn hãy làm mọi cách để có thể liên tưởng từ đó bằng tiếng việt của mình, ví dụ như trong công nghệ thông tin thì có từ system (hệ thống) đúng không? Bạn hãy liên tưởng rằng sys chính là xích trong tiếng việt của mình, một dây dây xích thì cần có một chuỗi hệ thống các mắc xích nhỏ mắc nối với nhau, vậy lúc này bạn sẽ nhớ được rằng system=hệ thống. Bạn có thấy cách này nó bác đạo không? Nhưng mà bạn đừng chê nó nhé, bởi vì cách này rất hiệu quả đấy. Cách học từ vựng theo lối liên tưởng như thế này sẽ giúp bạn nhớ từ vựng rất lâu.

3. Hãy trang bị cho mình một cuốn từ điển hình ảnh

Việc học tiếng anh qua tranh  ảnh sẽ giúp bạn nhớ từ vựng nhanh hơn, vì bộ não của chúng ta có thiên hướng tiếp thu hình ảnh nhanh hơn là chữ viết.

4. Học từ vựng qua video có phụ đề

Hãy xem những bộ phim có phụ đề song ngữ. Ban đầu bạn hãy xem phim với phụ đề tiếng anh, nếu trong lúc xem gặp từ nào mới bạn hãy ghi nó ra giấy và thử đoán xem trong ngữ cảnh đó nó có thể có nghĩa gì  rồi sau đó bạn xem phim đó lại bằng phụ đề song ngữ (tiếng anh và tiếng việt). Nếu bạn đoán đúng thì quá tốt nhưng nếu như bạn đoán sai thì lúc này bạn sẽ nhận ra là ahhh trong ngữ cảnh này nó mang nghĩa là như vầy vầy nè. Điều này sẽ giúp bạn nhớ từ vựng được lâu hơn đấy.

5. Đọc sách, báo hay tập chí tiếng anh

Một trong những kỹ năng thì kỹ năng đọc giúp bạn tăng vốn từ vựng nhanh nhất. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới. Nếu biết cách chắc lọc và đọc đúng cách, bạn sẽ có một lượng từ vựng khổng lồ.

Lời Kết

Học tiếng anh không khó đặc biệt là từ vựng tiếng anh, quan trọng là bạn có biết hệ thống và tận dụng mọi thứ xung quanh mình để học và tăng vốn từ vựng tiếng anh không thôi. Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ phần nào giúp bạn cải thiện được vốn từ vựng của mình. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem:

Bí quyết để sở hữu một vốn từ vựng tiếng anh
Làm sao để học tốt tiếng anh giao tiếp trên mạng?
AJ HOGE - Bậc thầy dạy tiếng anh mà tôi từng học
Phần mềm tiếng anh English Study Pro 2015 Full
Học tiếng anh tại nhà - Ai nói không thể nào

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Skimming and Scanning - 2 kỹ năng giúp tăng tốc độ đọc của bạn

Để làm tốt các dạng bài đọc trong các kỳ thi IELTS, TOEFL, TOEIC hay chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra trên lớp thì việc trang bị cho mình kỹ năng scanning và skimming là điều đặc biệt quan trọng. Bởi nếu chỉ làm bài đọc theo cách thông thường là đọc hết bài rồi mới tìm ra câu trả lời thì sẽ chiếm của bạn khá nhiều thời gian. 
Skimming and Scanning - 2 kỹ năng giúp tăng tốc độ đọc của bạn
Skimming and Scanning Skills

Đặc biệt đối với các phần đọc của các bài thi như IELTS không phải là dạng bài yêu cầu bạn đọc hết mới nắm được hết nội dung của bài đọc mà nó là một dạng bài để test kỹ năng đọc của bạn. Bởi lẽ người ra đề thừa biết nếu bạn dành thời gian đọc hết phần bài đọc sẽ không kịp thời gian cho các phần còn lại, thông thường bạn phải hoàn thành 40 câu hỏi trong vòng 60 phút, vì thế nên bạn phải trang bị cho mình các kỹ năng này là điều hết sức cần thiết.

Vậy như thế nào là scanning và skimming?


1. Skimming là gì?

- Skimming là đọc lướt qua tất cả các ý chính của một bài essay để tìm ra nội dung khái quát của bài test chứ không đi sâu vào nội dung của bài đọc.

Vậy khi nào ta nên áp dụng kỹ năng scanning?
- Khi cần tìm kiếm các dữ liệu trong bài biết như tên riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của bài text.

Áp dụng kỹ năng skimming như thế nào?
- Bạn thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để thấy nội dung bài viết, đọc các topic sentences và concluding sentences vì các đoạn trong tiếng anh chủ yếu được viết theo hai cách là diễn dịch và quy nạp, chú ý hơn vào các danh từ quan trọng để qua đó nắm được nội dung chính của bài đọc.
- Đọc các đoạn văn và sau trả lời các câu hỏi who, which, whose, where, when và why...Chú ý đến các từ quan trọng trong đoạn văn: danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết hoa.
- Chú ý đến các từ chỉ dấu hiệu(marking words) như because, firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ thời gian  khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn  văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả).

>> Xem thêm: Bí quyết để sở hữu một vốn từ vựng tiếng anh

2. Scanning là gì?

- Scanning là đọc lướt bài đọc thật nhanh nhằm tìm kiếm các thông tin cụ thể. Scanning được áp dụng cho các dạng bài như True – False – Not given, multiple choices, complete the summary…

Vậy khi nào ta nên áp dụng kỹ năng scanning?
- Thường thì chúng ta sẽ tìm kiếm một con số, tên, địa điểm hay một sự kiện nào đó. Có một mẹo để làm phần này đó là hãy chú ý đến những chữ được viết hoa, biểu tượng đơn vị như $ hay là một chức danh, ví dụ như “Dr.”

Áp dụng kỹ năng scanning như thế nào?
- Xác định trước những thông tin bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ như danh từ riêng, số từ, ngày tháng... Nắm rõ những thông tin mà bạn muốn tìm sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
- Khoanh vùng thông tin cần tìm của bạn bằng cách quét nhanh và tìm ra nó đang nằm ở đoạn nào của bài đọc và dùng viết gạch dưới để không mất công bạn phải tìm kiếm lại khi quên mất vị trí của nó.
- Dừng đúng ngay vị trí thông tin mà bạn cần tìm và những thông tin có liên quan đến câu hỏi.

>> Xem thêm: Làm sao để học tốt tiếng anh giao tiếp trên mạng?

Lời kết

Tóm lại, bạn cần phải nắm rõ định nghĩa và cách sử dụng của 2 kỹ năng này để có thể làm tốt các bài tập dạng này. Và kỹ năng này không phải là dạng như mì ăn liền, đọc qua một lần là có thể áp dụng được ngay mà bạn phải tập đọc thường xuyên để thực hành 2 kỹ năng này một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem:

Mệnh đề quan hệ rút gọn - Reduced Relative Clauses
Câu điều kiện - Conditional Sentences
Mệnh đề quan hệ - Relative Clause

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced Relative Clauses)

Mệnh đề quan hệ rút gọn và lược bỏ đại từ quan hệ

Chúng ta đều biết Mệnh đề quan hệ là một dạng bài rất hay gặp ở các kỳ thi tiếng Anh, đặc biệt là kỳ thi TOEIC. Ở bài trước, mình đã giới thiệu cho các bạn những kiến thức căn bản về b. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu thêm cho các bạn biết về cách rút gọn và lược bỏ mệnh đề quan hệ khi làm bài.

Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced Relative Clauses)
Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced Relative Clauses)

Rút gọn mệnh đề quan là lược bỏ đi các đại từ quan hệ(who,whom,which). Mệnh đề quan hệ rút gọn: có thể lược bỏ nhiều hơn, bao gồm cả to be….

Ta có thể rút gọn mệnh đề bằng cách dùng Cụm V-ing, cụm V-ed, To inf, cụm danh từ, mệnh đề tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ, mệnh đề tính từ thành tính từ ghép...

I. Lược bỏ đại từ quan hệ:

Vậy khi nào chúng ta có thể lược bỏ đại từ quan hệ?

- Đại từ quan hệ được lược bỏ khi nó làm túc từ. Chú ý: phía trước nó không có dấu phẩy và không có giới từ (không được bỏ whose).

EX: This is the phone which I bought yesterday.

Ä This is the phone I bought yesterday

Phân tích: ta thấy which là túc từ và phía trước nó không có dấu phẩy và giới từ nên ta được quyền bỏ đại từ quan hệ which.

* Trường hợp không được bỏ which:

- Có dấu phẩy phía trước:

EX: This is my book, which I bought yesterday

Ta thấy phía trước which là dấu phẩy nên không được bỏ đi đại từ quan hệ which.

- Có giới từ phía trước:

EX: This is the house in which I live

Ta thấy trước đại từ quan hệ which là giới từ in nên ta không được bỏ which.

>> Xem thêm: Cách dùng câu điều kiện trong tiếng anh (Conditional Sentences)

II. Mệnh đề quan hệ rút gọn:

Chúng ta có các dạng mệnh đề quan hệ rút gọn sau:

1. Rút gọn bằng cách dùng participle phrases (V-ing phrase)

- Được dùng cho các mệnh đề chủ động

EX: The woman who is standing over there is my mother

Ä The woman standing over there is my mother.

Ta thấy, trong ví dụ trên đại từ quan hệ who và động từ to be(is) được lược bỏ đi làm cho câu gọn hơn.

2. Rút gọn bằng cách dùng past participle phrase (V-ed phrase)
- Được dùng cho mệnh đề bị động

EX:
I love songs which were presented by Maroon 5

Ä I love songs presented by Maroon 5

Tương tự, đại từ quan hệ which và động từ to be(were) cũng được lược bỏ đi.

3. Dùng cụm động từ nguyên mẫu( to infinitive)

- Dùng khi đứng trước các từ bổ nghĩa như: only, first, second, last...

EX: He is the last person who left the office.

Ä He is the last person left the office

Từ ví dụ trên ta thấy, do trong câu có từ last nên đại từ quan hệ who được lược bỏ đi.

- Động từ have/had:

EX: He had something that he could/ had to do

Ä He had something to do.

Ta thấy mệnh đề sau có chứa động từ had nên câu sẽ được lược bỏ đi đại từ quan hệ that và động từ had.

- Đầu câu có here(be), there(be)

EX: There is a deadline which have to be done today.

Ä There is a deadline to be done today.

Trong phần to inf này các bạn cần nhớ 2 điều sau:

- Nếu chủ từ 2 mệnh đề khác nhau thì thêm cụm for sb trước to inf.

We have some picture books that children can read.

We have some picture books for children to read.

Tuy nhiên nếu chủ từ đó là đại từ có nghĩa chung chung như we,you,everyone…. thì có thể không cần ghi ra.

Studying abroad is the wonderful thing that we must think about.

Studying abroad is the wonderful (for us ) to think about.

- Nếu trước relative pronoun có giới từ thì phải đem xuống cuối câu. ( đây là lỗi dễ sai nhất).

We have a peg on which we can hang our coat.

We have a peg to hang our coat on.

4. Dùng cụm danh từ
- Chúng ta sử dụng khi mệnh đề tính từ có dạng:

S + BE + DANH TỪ/CỤM DANH TỪ/ CỤM GIỚI TỪ

- Chúng ta chỉ việc bỏ who, which và be

EX: Football, which is a popular sport, is very good for health

Ä Football, a popular sport, is very good for health.

5) Mệnh đề tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ:
Có 2 công thức rút gọn:
ÜCông thức 1: Bỏ who, which...to be -> giữ nguyên tính từ phía sau.

Điều kiện 1: Nếu phía trước that là đại từ phiếm chỉ như something, anything, anybody...

EX:
There must be something that is wrong.
à There must be something wrong.

Điều kiện 2: Có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên

EX:
My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house.

à My grandmother, old and sick, never goes out of the house.

ÜCông thức 2: Những trường hợp còn lại ta đem tính từ lên trước danh từ

EX:
My grandmother, who is sick, never goes out of the house.

=> My sick grandmother never goes out of the house.

I buy a hat which is very beautiful and fashionable.

=> I buy a very beautiful and fashionable hat.

* Tuy nhiên nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ còn cách dùng V-ing mà thôi

EX:
I met a man who was very good at both English and French.

à I met a man being very good at both English and French.

Tóm lại cách rút gọn loại này khá phức tạp vì nó tùy thuộc vào đến 3 yếu tố:

- Có một hay nhiều tính từ

- Danh từ đứng trước có phải là phiếm chỉ không

- Có dấu phẩy hay không

6) Mệnh đề tính từ thành tính từ ghép
Cách làm: Ta sẽ rút gọn mệnh đề thành một tính từ ghép bằng cách tìm trong mệnh đề một số đếm và danh từ đi sau nó, sau đó ta để chúng kế nhau và thêm dấu gạch nối ở giữa. Đem tính từ ghép đó ra trước danh từ đứng trước who, which...- những phần còn lại bỏ hết.
Lưu ý:
- Danh từ không được thêm "s"

- Chỉ dùng được dạng này khi mệnh đề tính từ có số đếm

- Các cụm như tuổi thì sẽ viết lại cả 3 từ và gạch nối giữa chúng (two years old và two-year-old)
EX:
I have a car which has four seats.
and
I have a four-seat car.

I had a holiday which lasted two days.
and
I had a two-day holiday.

>> Xem thêm: Cách sử dụng so sánh hơn trong tiếng anh

Lời Kết

Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced Relative Clauses) là dạng rút gọn của mệnh đề quan hệ. Mệnh đề quan hệ rút gọn sẽ làm cho câu trông gọn hơn. Để làm tốt được các bài tập dạng này yêu cầu các bạn phải nắm được các nguyên tắc và cách sử dụng của nó. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem

>> Cách dùng mệnh đề quan hệ trong tiếng anh (Relative Clause)
>> Trọn bộ giới từ tiếng anh thông dụng nhất
>> Cách sử dụng so sánh hơn trong tiếng anh (comparative-adjective)

Từ khóa tìm kiếm

rút gọn mệnh đề quan hệ
công thức ghép relative clause

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Trọn bộ giới từ tiếng anh thông dụng nhất

Giới từ tiếng anh - Preposition
Giới từ tiếng anh - Preposition

I. PREPOSITION

1. to be pleasant to : vui vẻ, dễ chịu
2. to be kind to : có lòng tốt để
3. to be similar : giống với
4. to be acceptable to : chấp nhận
5. to be agreeable to : phù hợp với
6. to be harmful to : có hại cho
7. to be important to : quan trọng đối với
8. to be contrary to : quan trọng đối với
9. to be accustomed to : quen với
10. to be married to : kết hôn với
11. to be polite to : lịch sự với
12. to be likely to : có khả năng về
13. to be lucky to : may mắn cho
14. to be open to : mở rộng

# of:
1. to be ahead of : phía trước
2. to be aware of : có ý thức về
3. to be capable of : có khả năng về
4. to be confident of : tự tin về
5. to be full of : tràn đầy
6. to be afraid of : sợ về

# for:
1. to be available for : tiện lợi cho
2. to be difficult for : khó khăn cho
3. to be late for : trễ cho
4. to be perfect for : hoàn hảo cho
5. to be useful for : hữu ích cho

# at:
1. to be clever at : không khéo ở
2. to be present at : hiện diện tại
3. to be quick at : nhanh ở
4. to be skilful at : khéo léo về

# with:
1. to be acquainted with : quen với
2. to be crowded with : đông đúc với
3. to be friendly with : thân thiện với
4. to be popular with : phổ biến với

# in:
1. to be interested in : quan tâm đến
2. to be rich in : giàu về
3. to be successful in : thành công về
4. to be involved in : bao gồm

# from:
1. to be absent from : vắng mặt ở
2. to be different from : khác với
3. to be safe from : an toàn từ

# about:
1. to be confused about : bối rối về
2. to be sad about : buồn về
3. to be serious about : đứng đắn, nghiêm túc về

Những giới từ thường gặp:
1. to be tired of : mệt mỏi về
2. to be afraid of : sợ hãi về
3. to be good at : giỏi về
4. to be good for : tốt cho
5. to be fond of : thích về
6. to be interested in : quan tâm, thích thú về
7. to be bored with : chán về
8. to be sorry about : xin lỗi về
9. to be keen on : sốt sắng về
10. to be fed up with : chán nản về
11. to be angry with : giận với
12. to be pleased with : hài lòng với

II. Giới từ theo sau động từ

# of:
1. to take care of : chăm sóc
2. to hear of : nghe
3. to consist of :bao gồm
4. to get rid : từ bỏ
5. to think of : suy nghĩ về
6. to die of : chết vì
7. to remind of : gợi lại
8. to accuse of : tố cáo

# from:
1. to stop from: ngăn chặn ai từ việc gì
2. to prevent from : ngăn cản từ
3. to suffer from : chịu đựng từ
4. to borrow from : mượn từ

# for:
1. to ask for : yêu cầu
2. to feel sorry for : hối tiếc
3. to search for : tìm kiếm
4. to leave for : rời khỏi
5. to apologize to s.o for s.th : xin lỗi ai về việc gì
6. to aply for : tìm kiếm
7. to wait for : đợi, chờ ai

# on:
1. to have influence on : ảnh hưởng
2. to congratulate on : chúc mừng
3. to spend on : tiêu xài
4. to depend on : phụ thuộc vào
5. to concentrate on : tập trung vào
6. to live on : sống dựa vào

# to:
1. to listen to : nghe
2. to prefer to : thích hơn
3. to belong to : thuộc về
4. to speak to : nói tới
5. to say to : nói tới
6. to talk to : nói tới
7. to happen to : xảy ra
8. to write to : viết cho ai

# with:
1. to provide with : cung cấp
2. to fall in love with : yêu ai
3. to agree with : đồng ý với

# into:
1. to divide into : phan chia
2. to cut into : cắt thành
3. to change into : thay đổi
4. to turn into : đổi thành
5. to pour into : đổ vào
6. to come into being : khai sinh
7. to translate into : dịch sang

# up/at/out/as:
1. to carry out : mang
2. to arrive in : đến (tỉnh, thành phố, quốc gia)
3. to arrive at : đến (nơi nhỏ)
4. to believe in : tin rằng
5. to laugh at : cười, chế nhạo
6. to regard as : mơ về

III. Các thành ngữ thường dùng:

1. to catch sight of : bất chợt nhìn thấy
2. to give place to : nhường chỗ cho
3. to give away to : nhượng bộ
4. to keep pace with : theo kịp
5. to lose sight of : mất hút
6. to lose touch with : mất liên lạc với
7. to lose track of : mất dấu
8. to make allowance for : chiếu cố đến
9. to make fun of : đùa cợt
10. to make a fuss over : làm lộn xộn
11. to make room for : dành chỗ cho
12. to make use of : đem dùng
13. to pay attention to : chú ý tới
14. to put a stop to : chấm dứt, kết thúc
15. to set fire to : thiêu hủy, đốt cháy
16. to take advantage of : lợi dụng, tận dụng
17. to take care of : trông nom, chăm sóc
18. to take account of : tính đến
19. to take note of : ghi nhận
20. to take notice of : để ý, chú ý
21. to put an end to : chấm dứt

Lời Kết

Trên thực tế thì còn rất nhiều giới từ khác ngoài những cái mình đã nêu trên đây. Nó chỉ là một phần nhỏ trong số những giới từ mà chúng ta cần phải nhớ. Các bạn không cần phải nhớ một mớ giới từ dài ngoằn như vậy, bạn chỉ cần nhớ những giới từ nào thường gặp nhất thôi. Nếu được bạn hãy copy chúng vào một file word rồi đi in ra để dùng trong trường hợp mình quên hay gặp phải những giới từ mới. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem:

>> So sánh hơn - Comparative Adjective
>> Cách sử dụng mạo từ a/an/the tiếng anh
>> So sánh nhất - Superlative Adjective

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Đừng để thiếu tiếng anh cản đường thăng tiến công việc của bạn

Cuộc sống hiện đại, muôn màu luôn mở ra nhiều cơ hội để các bạn trẻ có thể học hỏi và trải nghiệm. Và một trong những hành trang quan trọng giúp bạn nắm bắt những cơ hội đó là tiếng Anh.

Với vốn tiếng anh có thể giúp ích được gì cho bạn trong công việc?
Năng lực ngoại ngữ giúp tăng khả năng cạnh tranh
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.

Trong tất cả trong lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông, du lịch…tiếng Anh đều giữ vai trò là ngôn ngữ giao dịch chính thức. Vì vậy những người thành thạo tiếng Anh có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh về khả năng chuyên môn cũng như có sự hội nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Đừng để thiếu tiếng anh cản đường thăng tiến công việc của bạn
Thiếu tiếng anh và nỗi lo mất việc làm

Nếu không biết tiếng anh bạn sẽ như thế nào?
Mỹ là nước phát triển và việc ngày càng có nhiều người theo học thứ ngôn ngữ này đã chứng tỏ tính phổ biến và cấp thiết của nó. Sống trong một xã hội ngày càng phát triển thì việc thiếu tiếng anh sẽ làm cho nước ta tụt hậu hơn so với các nước khác, hơn thế nữa là thiếu tiếng anh sẽ cản bước đường thăng tiến của bạn trong công việc. Mình xin được lấy 1 ví dụ dưới đây được mình chụp lại từ trang aroma, cụ thể là TẠI ĐÂY


Thông qua câu chuyện trên của anh Quang cho chúng ta thấy rằng nhiều người tài giỏi đã phải mất đi những công việc mà mình mơ ước, những công việc với mức lương nghìn đô chỉ vì không biết tiếng anh. Và rồi chuyện gì đến nó cũng sẽ đến :'(


Và theo lẽ hiển nhiên khi người ta thiếu gì sẽ ngay lập tức bổ sung phần thiếu đó nhưng may mắn đã không đến với anh...Dưới đây là vài dòng tâm sự của anh:


Lời kết

Không biết nói gì luôn, chỉ dành tặng các bạn một câu: "Không gì là quá trễ cho một cố gắng...". Ngay từ bây giờ hãy đầu tư cho mình một vốn kiến thức về tiếng anh để không phải hối tiếc như tình huống của anh Quang phía trên nhé. Thôi nhiêu được rồi, chúc các bạn tìm được công việc và sớm thăng tiến trong công việc. ^-^
Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của tôi để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua email nhé. Cảm ơn rất nhiều.

Có thể bạn muốn xem:

>> Những điều cần lưu ý khi giao tiếp bằng tiếng anh
>> Làm sao để học tốt tiếng anh giao tiếp trên mạng?

Cách dùng câu điều kiện trong tiếng anh (Conditional Sentences)

Conditional Sentences (Câu điều kiện)

Câu điều kiện là câu dùng để nêu ra giả thuyết về một sự vật, sự việc, hiện tượng có thể hoặc không thể xảy ra ở hiện tại, quá khứ hay tương lai.
Câu điều kiện gồm 2 mệnh đề: mệnh đề điều kiện ( mệnh đề if) và mệnh đề chính (mệnh đề kết quả)
Conditional Sentences - Câu điều kiện
Conditional Sentences - Câu điều kiện
Về vị trí của 2 mệnh đề: mệnh đề điều kiện (mệnh đề if) và mệnh đề chính có thể hoán đổi vị trí cho nhau: nếu mệnh đề chính đứng trước thì giữa 2 mệnh đề không cần dấu phẩy, và ngược lại nếu mệnh đề if đứng trước thì phải có dấu phẩy ở giữa 2 mệnh đề này.
Ví dụ:
- Mệnh đề chính đứng trước:
EX: You will pass the exam if you work hard. (Bạn sẽ vượt qua kỳ thi nếu bạn học tập chăm chỉ.)
- Mệnh đề if đứng trước:
EX: If you work hard, you will pass the exam. (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kỳ thi.)

>> Xem thêm: Cách sử dụng các giới từ about, on, above và over

1. Câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại - Điều kiện loại 1 (Pobable conditional)

Cách dùng: Được dùng cho các tình huống có thật hoặc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

If + S + V1 + O, S +will + V0 + O

EX:   1. If you study hard, you will pass the examination.
         2. Nam will get good ,marks If he works hard

Note: Unless = If......not: (nếu....không)

EX: 1. If you don't study hard, you will fail the exam.
Ä Unless you study hard, you will fail the exam.
       2. If I have time, I will help you
Ä Unless I have time, I will not help you.

Ta có thể rút gọn lại công thức:
If => Unless
Thể phủ định => Khẳng định (và mệnh đề chính không đổi).
Thể khẳng định => Khẳng định (và đổi động từ trong mệnh đề chính sang thể ngược lại)

OR: nếu không
EX:
1. Study hard or you will fail the exam.
Ä If you don't study hard, you will fail the exam.
Ä Unless you study hard, you will pass the exam

2. Be careful or you will fall down
Ä If you are not careful, you will fall down
Ä Unless you are careful, you  will fall down.

Ta có thể rút gọn lại công thức:
V.....Or you will
Unless you + V...., You will.....
If you don't + V...., You will....
Be.... Or you will...
Unless you are..., you will....
If you are not...., you will....

>> Xem thêm: Skimming and Scanning - 2 kỹ năng giúp tăng tốc độ đọc của bạn

2. Present unreal condition - Không có thật ở hiện tại (Câu điều kiện loại 2)

Cách dùng: Được dùng cho các tình huống không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
EX:     1.If I knew her address, I would come to visit her.
            2. If I were you, I would help her.

If + S + Ved/2 (be => were) + O, S + V0 + O

3. Past unreal condition - Không có thật ở quá khứ (Câu điều kiện loại 3) 

If + S + had + Ved/3, S + would/could + have + Ved/3

- Được dùng cho các trường hợp không có thật hoặc không thể xảy ra trong quá khứ
EX: If I had had money, I would have given it to the poor.
- Cũng dùng để bày tỏ sự tiếc nuối hay phê bình
EX: If you hadn't been rude, he wouldn't have fired you

Chú ý:
- Unless = If not
- Trong câu điều kiện loại 2, ta có thể dùng were thay cho was cho tất cả các ngôi
- As long as, providing/provided that (miễn là) có thể được dùng thay cho if
- Có thể kết hợp câu điều kiện loại 2 + loại 3 = loại 4 (đầu 3, đuôi 2)

>> Xem thêm: Cách dùng câu điều kiện trong tiếng anh (Conditional Sentences)


Lời kết

Xong, vậy thôi. Về cơ bản thì lý thuyết nó có nhiêu đó thôi. Quan trọng là bạn phải nắm được cách sử dụng và công thức của nó, còn về bài tập của phần này thì các bạn có thể hỏi bác google dùm mình. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem:

>> Mệnh đề quan hệ - Relative Clause
>> So sánh hơn - Comparative Adjective

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Cách dùng mệnh đề quan hệ trong tiếng anh (Relative Clause)

A. Mệnh đề quan hệ (Relative Clause)

Mệnh đề quan hệ là mệnh đề phụ, bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó.
EX1: I saw the man. He talked to you last night.
=> I saw the man who talked to you last night.
(Tôi nhìn thấy người đàn ông mà tối qua cậu đã nói chuyện cùng)
EX2: I am reading a book. It is written in English.
=> I am reading a book which is written in English
( Tôi đang đọc một quyển sách viết bằng tiếng anh)
Mệnh đề quan hệ - Relative Clause
Mệnh đề quan hệ - Relative Clause

B. Đại từ quan hệ (Relative Pronoun)

I. Definition (định nghĩa)

Đại từ quan hệ là tiếng đứng liền sau một danh từ hay đại từ để thay thế cho danh từ hay đại từ đó và làm chức năng chủ ngữ hay tân ngữ cho mệnh đề theo sau.

II. Usages (cách dùng)

1. Who
Dùng để thay thế cho danh từ chỉ người làm chủ ngữ
EX:  This is the man. He teaches me English.
=> This is the man who teaches me English.
EX: The woman is a famous writer. She wrote this book.
=> The woman who wrote this book is a famous writer.
Who + V
2. Whom
Thay thế cho danh từ chỉ người làm tân ngữ.
EX: She is a good student. I met her yesterday.
=> She is a good student whom I met yesterday.
EX: Miss Lan is a singer. My friend met her yesterday.
=> Miss Lan, whom my friend met yesterday, is a singer.
Note: Ta có thể dùng Who thay cho whom nhưng không đứng sau giới từ.
EX: She is a good student who/whom I met yesterday.
The man to whom/who I spoke is very happy.
Whom + O
3. Which
Thay thế cho danh từ chỉ vật hoặc sự vật làm chủ ngữ hoặc tân ngữ.
EX: This is the shirt. It is made of silk
=> This is the shirt which is made of silk.
EX: He didn't receive the letter. I sent him the letter last month
=> He didn't receive the letter which I sent him last month.
Which + V/O
4. Whose
Thay thế cho một tính từ sở hữu hoặc sở hữu cách.
EX: I met the girl. Her eyes were blue.
=> I met the girl whose eyes were blue.
Whose + N
5. That:
5.1) Dùng để thay thế cho Who, Whom, Which
EX: This is man who/that teaches me English.
She is a good student whom/that I met yesterday
This is the shirt which/that is made of silk

5.2) Bắt buộc phải dùng "That":
EX: One of the worst diseases that mankind has ever had is cancer.
That is the best thing that he has just done.

Hình thức nhấn mạnh: It is/was...that...
EX:  1. It is the English pronunciation that causes me a lot of difficulties
         2. It was he that killed the lion.

Thay thế cho danh từ chỉ người và vật
EX: I saw a lot of people and horses. They went to market.
=> I saw a lot of people and horses that went to the market.

5.3) Không dùng "That"
1. Sau giới từ:
EX: The man is very happy. I spoke to him.
=> The man to whom I spoke is very happy
The man to that I spoke is very happy
2. Sau dấu phẩy:
EX: I didn't agree with Peter, who/that thought the journey would take 2 weeks.

C. Trạng từ quan hệ (Relative Adverd)

Trạng từ quan hệ
Relative Adverd
Trạng từ quan hệ gồm: where, when, and why
1. Where
Dùng để thay thế cho danh từ, cụm giới từ, trạng từ chỉ nơi chốn
EX: This is the house. I was born there.
=> This is the house where I was born.

2. When
Đi sát sau và bổ nghĩa cho danh từ chỉ thời gian, có thể thay thế cho on that day, on that time, in that year
EX: Monday is a day. We match on that day
=> Monday is a day when we match.
EX: That was the chair on which/where my father used to sit

3. Why
Dùng để thay thế cho cụm từ chỉ lý do (the reason)
EX: That was the reason. For that reason he couldn't go to school yesterday.
=> That was the reason why he couldn't go to school yesterday

Chú ý:
on which = where
in which = when

Lời Kết

Về cơ bản thì mệnh đề quan hệ (relative clause) chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Chủ yếu là các bạn nắm được cách sử dụng và công thức của nó thì có thể làm các bài tập dạng này dễ dàng. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem:

>> Câu điều kiện - Conditional Sentences
>> So sánh hơn - Comparative Adjective

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả bạn cần biết

Ngày nay việc sử dụng tiếng anh trong các hoạt động giao tiếp hằng ngày không chỉ với những người còn đang học tiếng anh mà cả với những người đã và đang sử dụng thứ ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe tiếng anh vẫn còn là một kỹ năng khó đối với nhiều người. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.

Ở đây mình sẽ đề cập đến 2 phương pháp luyện nghe tiếng anh đó là nghe chủ động và nghe thụ động. Mới nghe qua có vẻ khó khăn quá đúng không? Hãy cùng tìm hiểu 2 phương pháp này

1. Nghe thụ động

Phương pháp này hay còn được gọi là "tắm" ngôn ngữ. Nghĩa là bạn chỉ việc nghe nghe và nghe mà không cần hiểu. Mục đích của việc "tắm" mình bằng ngôn ngữ là giúp bạn làm quen dần với thứ ngôn ngữ này, giống như kiểu nghe dần thành quen vậy đó.
Phương pháp nghe thụ động
Phương pháp nghe thụ động
Chuẩn bị
Bạn có thể chép bất kì bài nghe nào vào một cái USB hay điện thoại cũng được. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút, đừng quá dài vì dài quá sẽ làm cho bạn ngán ngẩm và cảm thấy mệt mỏi khi nghe xong 1 bài nghe.

Vậy việc cần làm là gì?
Đơn giản chỉ là mở nó và nghe bất cứ khi nào bạn rãnh rỗi, những lúc làm việc nhà, chờ xe bus hay cả trong lúc ngủ cũng được. Đừng để ý đến nó, bạn cứ làm những việc cần làm như học bài, làm bài, hay kể cả chat chit với bạn bè...làm như kiểu bạn ăn ngủ với nó luôn ấy.

2. Nghe chủ động

- Có nhiều cách để nghe chủ động như một số bản tin của VOA Special english chẳng hạn. Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.
Nghe chủ động qua kênh VOA Special english
Nghe chủ động qua kênh VOA Special english

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
- Hoặc bạn cũng có thể luyện nghe bằng cách nghe và hát lại theo các bài hát tiếng anh mà mình yêu thích. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).
Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

Để nghe tốt và hiệu quả hơn, khi nghe một bài nghe có nhiều từ mới, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau:

4 bước để nghe hiệu quả 1 bài nghe mới

  1. Nghe 1 – 2 lần bài nghe từ đầu đến cuối. Đừng dừng lại hay ngắt quãng nữa chừng. Chỉ nghe mà thôi, đừng đọc transcript hoặc xem phụ đề.
  2. Bạn hãy xem phần transcript hoặc phụ đề xem có hiểu thêm được phần nào không? Phần nào mình nghe chưa kịp? Những từ quan trọng nào bạn không hiểu thì hãy tra từ điển (nếu cần).
  3. Sau đó, bạn hãy nghe lại 1 lần nữa, vừa nghe vừa xem transcript. Chú ý những phần bạn nghe không được, chú ý cách phát âm (nhất là những từ mới hoặc từ bạn phát âm sai), chú ý giọng điệu của người nói…
  4. Sau khi hiểu được thông điệp chính của bài, bạn hãy đóng hoàn toàn transcript lại và chỉ nghe mà thôi. Khi nghe toàn bộ bài từ đầu đến cuối, không ngắt quãng mà nắm được 90% nội dung chính của bài nghe là được. Lưu ý là bạn chỉ cần hiểu thông điệp chính là được, không cần phải nghe cho được từng từ một. Tôi sẽ đề cập kỹ hơn đến phần này ở một bài viết khác.

Một số lưu ý khác khi nghe:

  1. Nếu bạn muốn nghe tốt về chủ đề nào, hãy nghe nhiều bài nghe, nhiều nội dung khác nhau về cùng chủ đề đó. Nếu bạn từng nghe 4 bài nghe khác nhau nói về chủ đề “Đi chơi cuối tuần”, chắc chắc ở bài nghe thứ 5, bạn sẽ nghe dễ dàng và hiểu nhiều hơn.
  2. Luyện nghe bằng Video clip sẽ dễ dàng và thú vị hơn so với nghe Audio. Bởi vì bạn có thể xem hình ảnh để hình dung bài nghe đang nói về cái gì. Hình ảnh kết hợp âm thanh cũng giúp khả năng ghi nhớ tốt hơn.
  3. Hãy chú ý luyện phát âm và tập nói theo đúng ngữ điệu những gì bạn nghe được. Điều này có 2 cái lợi. Thứ nhất, bạn phát âm đúng thì nghe cũng chính xác, rõ ràng hơn. Thứ hai, nói lại những gì đã nghe giúp bạn nhớ lâu hơn.

Lời kết

Dĩ nhiên, bài viết bên trên không đủ để giúp bạn nghe tiếng Anh giỏi ngay được. Bản thân bạn cần phải kiên trì luyện nghe và áp dụng những hướng dẫn trên để đạt được kết quả. Nếu bạn làm được điều này, chỉ trong vòng 1 tháng đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ thấy mình có nhiều tiến bộ.

Những điều cần lưu ý khi giao tiếp bằng tiếng anh

1. Nói thật chậm và rõ

Hầu hết những người mới học tiếng anh đều có suy nghĩ rằng nói tiếng anh càng nhanh sẽ càng giống người bản sứ, lấy ví dụ như một số bạn phát âm một số từ chưa chắc đã chuẩn, đã đúng nhưng các bạn ấy chọn cho mình cách nói tiếng anh thật nhanh nhằm che giấu đi khả năng phát âm và làm cho họ trông chuyên nghiệp hơn, sành hơn khi nói tiếng anh.
Nói thật chậm và rõ
Nói tiếng anh thật chậm và rõ
Nhưng một thực tế rằng khi họ giao tiếp hay nói chuyện với người bản xứ thì lại không thể giao tiếp được vì tốc độ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm " càng nói nhanh càng tốt" hoàn toàn là một khái niệm sai lầm. Bạn hãy chắc rằng mình nói với tốc độ vừa phải những cũng phải đảm bảo rằng mình phát âm chính xác các từ tiếng anh. Hãy điều khiển tốc độ nói của mình sao cho người nghe bạn cảm thấy như bạn đang giao tiếp với họ một cách bình thường.

2. Phát âm tất cả các âm tiết trong một từ

Hãy đảm bảo rằng bạn bạn không bỏ sót các âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Một thực tế rằng khi bạn phát âm thiếu đi các âm trong một từ có thể khiến người nghe không hiểu được hay hiểu sai ý của bạn muốn nói. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.

3. Áp dụng ngữ pháp mà bạn đã học vào trong văn nói

Khi giao tiếp bằng tiếng anh hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!

4. Ghi âm lại những gì bạn nói

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì việc trang bị cho mình một thiết bị ghi âm phục vụ cho việc học tiếng anh là điều không quá khó, đơn cử như chỉ với một chiếc điện thoại có chức năng ghi âm là bạn có thể thực hành khả năng nói tiếng anh của mình.

Ghi âm lại những gì bạn nói

Việc ghi âm lại những gì bạn nói sẽ giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa và tốc độ nói đã phù hợp chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì hay theo kịp tốc độ nói của bạn hay không?  Cũng đồng thời nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn, ví dụ như bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ...

5. Âm lượng trong khi nói

Âm lượng trong khi nói

Một trong những yếu tố cũng không kém phần quan trọng giúp cho người nghe có thể nắm bắt được những gì bạn nói đó là âm lượng. Bạn cần phải nói đủ lớn để người nghe có thể nghe rõ những gì bạn nói. Ngoài ra, nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.

Lời Kết

Nói tiếng anh tưởng chừng như việc đơn giản nhưng khi phân tích ra thì quả thực không đơn giản tí nào đúng không. Hy vọng với những bí quyết bên trên sẽ giúp bạn giao tiếp tiếng anh trôi chảy và giống người bản xứ hơn. Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Cách sử dụng so sánh hơn trong tiếng anh

SO SÁNH HƠN (COMPARATIVE ADJECTIVE)

Dùng so sánh hơn để so sánh 2 người hoặc sự vật
1. Short Adj (tính từ ngắn - tính từ 1 âm tiết)
Adj + ER + than
EX:  tall     => He is taller than me
        nice   => She is nicer than you
        big    => My house is bigger than your house

Note: BIG => B I G G E R

Đối với tình từ một âm tiết, theo nguyên tắc
PHỤ (C) - NGUYÊN (V) - PHỤ (C)
=> gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm ER
So sánh hơn (Comparative Adjective)
So sánh hơn (Comparative Adjective)

>> Xem thêm: Cách sử dụng so sánh nhất trong tiếng anh - Superlative Adjective

2. Long Adj (tính từ dài - từ 2 âm tiết trở lên)
Trường hợp 1: 2-syllable Adj ending in-Y (tính từ a âm tận cùng bằng Y)
=> I  + ER (Y chuyển thành I, sau đó thêm ER)
EX:
Adj
Adj+ER
Example
happy
happier
My wife is happier than your life
heavy
heavier
She is heavier than her mother
Trường hợp 2: 2-syllable Adj ending in LE, ET, OW, ER => + ER
EX:
Adj
Adj+ER
noble
nobler(than)
quiet
quieter(than)
narrow
narrower
clever
cleverer(than)
Những trường hợp khác: nếu tính từ dài khác không nằm trong 5 trường hợp đặc biệt trên thì:
=> MORE + Adj + THAN 
EX:
Adj
Adj+ER
Example
handsome
more handsome(than)
He is more handsome than my brother
tired
more tired(than)
My father is more tired than me
beautiful
more beautiful(than)
She is more beautiful than her
interesting
more interesting(than)
This movie is more interesting than that one 
Note: HANDSOMETIRED là tính từ 2 âm tiết, nhưng không rơi vào 5 trường hợp có đuôi tận cùng như trên, nên phải dùng MORE

>> Xem thêm: Cách dùng mệnh đề quan hệ trong tiếng anh (Relative Clause)


3. Irregular Adj (tính từ bất quy tắc - không theo bất kỳ quy tắc nào nêu trên)
Adj
Adj+ER (than)
good
better(than)
bad
worse(than)
far
farther(than)
Note: dù là trường hợp nào, thì trong câu bắt buộc phải có THAN

>> Xem thêm: Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduced Relative Clauses)

Có thể bạn muốn xem:

>> So sánh nhất - Superlative Adjective
>> Mệnh đề quan hệ - Relative Clause

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Bí quyết để sở hữu một vốn từ vựng tiếng anh

Một thực trạng hiện nay mà đa số người học tiếng anh mắc phải đó thiếu vốn từ vựng tiếng anh, có người muốn giao tiếp tiếng anh nhưng lại thiếu vốn từ vựng, có người đọc sách tiếng anh nhưng lại không có từ vựng, có người lại muốn viết thư cho người thân bên nước ngoài lại không có vốn từ vựng.....thế nên mới thấy được tầm quan trọng của việc sở hữu một vốn từ vựng tiếng anh.

tầm quan trọng của việc học từ vựng tiếng anh
Tầm quan trọng của việc học tiếng anh

Tầm quan trọng của từ vựng tiếng anh?

Có thể nói từ vựng tiếng anh là một trong những yếu tố cớ bản quyết định sự thành bại đối với người học tiếng anh, dù cho bạn giỏi giao tiếp, ngữ pháp, hay giỏi kỹ năng viết nhưng lại không có từ vựng thì cũng như không. Vốn "từ vựng" có thể ví như những "viên gạch" nhỏ trong việc xây dựng một "ngôi nhà" vững chãi.

Làm sao để có thể tăng vốn từ vựng tiếng anh của bạn?

1.Cây từ vựng (Vocabulary Trees)
Mỗi cây từ vựng sẽ là một trường từ vựng cụ thể và khi từ vựng được nhóm lại một cách khoa học thì một cách tự nhiên bạn sẽ học thuộc được các nhóm từ một cách có hệ thống và nhanh chóng. Ví dụ nếu như bạn gặp từ cup (chiếc tách) thì bạn sẽ nhanh chóng liên tưởng đến các từ knife, fork, plate, dishes. Chỉ với một tờ giấy, một chiếc bút chì và từ điển, bạn có thể tự tạo cho mình cây từ vựng để luyện tập.


2. Khi học từ vựng hãy chọn nhóm từ vựng (chủ đề từ vựng) cần học. Ví dụ, bạn chọn nhóm từ liên quan đến thực phẩm, giao thông, du lịch, sở thích, v.v. Bạn có thể thực hiện bước này với những từ mới bạn nhiều lần bắt gặp khi đọc, khi nghe.
Jobs
Money
Food
Accountants
account
asparagus
Bakers
balance
beef
Barbers
bank
bread
Barmen/women
bank charges
broccoli
Butchers
banker's draft
butter
Chambermaids
barter
corn
Chefs
borrow
fruit
Dentists
branch
garlic
Doctors
building society
honey

3. Sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ tốt hơn. Đây là một ý tưởng có từ lâu, nhưng vẫn tỏ ra rất hiệu quả để nhớ từ vựng. Ví dụ, bạn học từ beautiful (xinh đẹp) thì hãy gắn liền nó với 1 loài hoa thật đẹp mà bạn thích…

4. Dùng một quyển sổ từ vựng để viết các từ và cụm từ trong tiếng Anh. Không chỉ để ghi các từ vựng thường gặp, bạn hãy ghi hết các cụm từ, câu văn để nhớ được rằng từ đó dùng như thế nào. Và nên ghi phiên âm để tránh việc quên cách phát âm nhé.

5. Khi học 1 từ vựng mới hãy học luôn cả những từ vựng liên quan. Ví dụ, nếu bạn tìm thấy từ “house”, bạn nên nhớ thêm những từ như “door”, “floor” hoặc “room”…

6. Không quên học những từ có cùng từ gốc. Tiếng anh thường có các nhóm từ liên quan đến nhau. Ví dụ như từ dance (động từ)  dancer (danh từ) dancing (tính từ)…

7. Sử dụng từ mới. Bạn không nên ghi các từ, cụm từ mới rồi để nguyên trong sổ mà hãy sử dụng đến chúng. Cách mà nhiều chuyên gia ngôn ngữ khuyên dùng đó là: (1) bạn phải nghe phát âm chuẩn của từ vựng đó; (2) Phát âm lại từ vựng bạn đang học một cách rõ ràng, chính xác; (3) Bạn nên đặt một câu với từ mới đó rồi đọc câu bạn vừa viết lên, và tập cho đến khi bạn không còn cần nhìn vào sổ; (4) Cứ thế, hãy làm như vậy với các từ liên quan đến từ mới chính mà bạn đang học.

8. Sau khi học xong hãy ôn lại từ mới bạn vừa học một cách thường xuyên. Khi bạn đã làm xong những bước trên, nếu bạn không ôn lại từ mới bạn vừa học, việc học trên sẽ chẳng có ý nghĩa nào cả, bạn sẽ quên sạch. Ôn lại từ mới vừa học sẽ giúp bạn ghi nhớ rất lâu. Có nhiều cách để ôn lại như: đọc lại trong sổ đã ghi, áp dụng vào thực tế, dán chúng lên tường và nghe chúng thật nhiều lần…

Kết

Qua những lời chia sẽ bên trên chắc hẳn các bạn đã thấy được tầm quan trọng của từ vựng tiếng anh. Vì thế ngay từ bây giờ hãy trang bị cho mình một vốn từ vựng thật vững chắc bằng cách áp dụng những bí quyết mà mình đã chia sẻ bên trên nhé. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn muốn xem: